Phản bác thông tin doanh nghiệp phải 'tự nguyện' giảm 30% mức dùng điện: EVN nói gì?
Thứ năm, 23/05/2024 - 07:03
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định không có kế hoạch và không thực hiện tiết giảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Ngày 21/5, Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin không nêu tên, đưa tin: "Việt Nam kêu gọi nhà cung cấp Foxconn của Apple tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện tại các nhà máy lắp ráp ở khu vực phía Bắc". Nguồn tin của Reuters cũng nhấn mạnh đây là “sự khuyến khích”, không phải là yêu cầu và không có bất kỳ tác động nào đến hoạt động sản xuất.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẳng định, thông tin “cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện” là không chính xác.
Và việc cung ứng điện từ đầu năm 2024 đến nay đã được đảm bảo tốt, EVN không có kế hoạch và không thực hiện tiết giảm nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.
Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ 20 ngày thiếu điện ở 1 số nơi tại miền Bắc trong tháng 6 năm 2023, từ cuối năm 2023 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có 3 lần chỉ đạo việc đảm bảo điện năm 2024 và các năm tiếp theo với tinh thần không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Với vai trò là Bộ quản lý ngành, Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
cũng có nhiều văn bản chỉ đạo,phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện cả năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô, đi kèm với đó là các chỉ đạo đảm bảo nhiên liệu cho sản xuất điện; Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối; Cập nhật thông tin quản lý vận hành hệ thống điện (nguồn và lưới truyền tải) theo tuần.
Thực hiện các chỉ đạo trên, EVN đã thành lập Ban Chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các Tổ công tác với nhiệm vụ xây dựng, tổng hợp, chuẩn bị kế hoạch công tác đảm bảo cung ứng điện năm 2024.
Xây dựng triển khai kế hoạch cung cấp điện song song với các chương trình tiết kiệm điện, chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải theo hình thức khuyến khích (phi thương mại).
EVN cũng đã làm việc với các địa phương để báo cáo tình hình cung cấp điện trong mùa nắng nóng và năm 2024, đồng thời đưa ra các giải pháp đảm bảo cấp điện và kiến nghị UBND tỉnh/thành phố, các Sở, Ban, ngành phối hợp với các Công ty Điện lực trên địa bàn thực hiện các giải pháp đảm bảo cấp điện.
Các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực tỉnh đã lập kế hoạch cung ứng điện năm 2024 trình Sở Công Thương và UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để điều hành việc cung cấp điện tại các địa phương.
Việc cấp điện đến nay vẫn được đảm bảo, không có tình trạng tiết giảm điện
Nhờ những giải pháp quyết liệt, đồng bộ nên 4 tháng đầu năm 2024, dù tăng trưởng điện thương phẩm tăng 14,29% so với cùng kỳ nhưng EVN vẫn đảm bảo cung cấp điện cho doanh nghiệp, người dân. Huy động tối đa nguồn nhiệt điện than, khí (56,89 tỷ kWh bằng 142,5% so với cùng kỳ năm 2023) và các nguồn năng lượng tái tạo (điện sinh khối, điện gió, điện mặt trời). Các nguồn thủy điện được huy động theo tình hình thủy văn nước về với mục tiêu giữ nước để đảm bảo cung ứng điện cho các tháng cao điểm mùa khô. Đến nay, các hồ thủy điện lớn tại miền Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình vẫn duy trì mức nước cao, gần với mực nước dâng bình thường.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, với việc kinh tế được phục hồi, đồng thời dự báo nền nhiệt độ tăng cao, nắng nóng xuất hiện sớm, kéo dài tại cả 3 miền nên nhu cầu điện tăng trưởng cao hơn so kế hoạch đầu năm. Tuy nhiên, EVN đã cập nhật tính toán Kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) của năm 2024 và đã được Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
phê duyệt.
Theo đó, điện sản xuất và nhập khẩu (ĐSX&NK) toàn hệ thống năm 2024 dự kiến là 310,6 tỷ kWh, tăng trưởng 10,4% so với năm 2023 (cao hơn 4,2 tỷ kWh, tương ứng cao hơn 1,25% so với kế hoạch đầu năm).
Phương án cao để chủ động trong trường hợp nhu cầu điện tăng trưởng đột biến, sản lượng ĐSX&NK toàn hệ thống là 313,4 tỷ kWh, tăng 11,4% so với năm 2023, cao hơn phương án cơ sở 2,8 tỷ kWh.
EVN khẳng định, qua tính toán, cân đối, khả năng cung ứng điện các tháng còn lại của năm 2024 cơ bản được đảm bảo.
Đây cũng là câu trả lời cho một số doanh nghiệp sản xuất lớn tại miền Bắc rằng, dù tăng trưởng điện cao trên 10% thì hệ thống điện vẫn được đảm bảo. Các cơ quan chức năng cũng như các Tập đoàn năng lượng Việt Nam đang nỗ lực hết mình để đảm bảo điện. Tuy nhiên, cũng cần sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; dịch chuyển giờ sản xuất nhằm giảm áp lực lên hệ thống điện quốc gia.
Từ ngày 22/4-28/4 do ảnh hưởng bởi diễn biến nắng nóng 3 miền, đặc biệt tại miền Bắc nên nhu cầu phụ tải ở mức cao với sản lượng trung bình ngày là 946,6 tr.kWh, riêng miền Bắc phụ tải bình quân tuần qua tăng hơn 31,7 tr.kWh/ngày so với tuần trước đó.
Đặc biệt, trong tuần 17 này, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. Cụ thể, vào lúc 13h30 ngày 27/4/2024, công suất cực đại toàn quốc đã lên tới 47.670 MW; Sản lượng điện tiêu thụ toàn quốc ngày 26/4/2024 đã lên tới 993,974 triệu kWh.
So với cùng kỳ năm 2023, có những ngày như 26/4, sản lượng ngày của hệ thống điện quốc gia tăng 23,1%, sản lượng điện hệ thống điện miền Bắc tăng 35,5%; ngày 27/4, công suất cực đại hệ thống điện quốc gia tăng 20,2%, công suất cực đại hệ thống điện miền Bắc tăng 19,9%.
Mặc dầu phải đối mặt với tình trạng phụ tải hệ thống tăng cao nhưng với sự theo dõi chỉ đạo sát sao, công tác chuẩn bị từ trước đó và vận hành linh hoạt nên tình hình cung ứng điện tuần qua vẫn tiếp tục được đảm bảo tốt.
Trong thời gian tới, ở miền Nam đã kết thúc mùa khô, và ở miền Bắc, miền Trung đang có mưa nên nhu cầu phụ tải có thể giảm xuống. Do đó việc cấp điện sẽ tiếp tục được đảm bảo.
Đình Dũng