Kinh nghiệm xây dựng và hình thành thị trường điện tại Hàn Quốc
Thứ hai, 31/07/2023 - 20:24
Chương trình tái cơ cấu và chuẩn bị xây dựng xây dựng thị trường điện của hàn Quốc được Chính phủ chỉ đạo từ năm 1994. Nhiệm vụ trong giai đoạn này là nghiên cứu và đề xuất mô hình thị trường điện thích hợp cũng như mô hình tái cơ cấu của ngành điện Hàn Quốc.
Năm 1997, Uỷ ban tái cơ cấu trực thuộc Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng (MOICE) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng mô hình tái cơ cấu ngành điện trình Chính phủ và Quốc hội thông qua.
Mô hình thị trường điện của Hàn Quốc ban đầu được lựa chọn theo mô hình thị trường điện của Vương quốc Anh, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 và một số nguyên nhân khác, mô hình thị trường phát điện chào giá theo chi phí được lựa chọn. Lộ trình tái cơ cấu ngành điện để tiến tới thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng được xây dựng và được Quốc hội thông qua vào năm 2000 với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (tới 2002) Nhóm các nhà máy điện trực thuộc KEPCO thành các công ty phát điện độc lập (Genco) để phục vụ thị trường phát điện cạnh tranh.
- Giai đoạn 2 (2003 – 2008) Tiến hành tư nhân hoá các công ty phát điện này, trừ Công ty Điện hạt nhân và thuỷ điện do Chính phủ sở hữu và vẫn trực thuộc KEPCO. Các khách hàng dùng điện lớn được quyền lựa chọn công ty cung cấp điện tại địa phương. Lưới điện truyền tải vẫn do Nhà nước sở hữu và không hạn chế, phân biệt đối xử cho các đối tượng đấu nối vào lưới điện truyền tải. Tách các công ty phân phối điện thành những công ty độc lập để tiến tới thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
- Giai đoạn 3 (sau 2008): Tất cả các khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện nào họ muốn.
Năm 2001, thị trường phát điện cạnh tranh theo mô hình CBP (thị trường tập trung chào giá theo chi phí biến đổi) của Hàn Quốc đi vào vận hành. Các bước tái cơ cấu theo lộ trình cũng được thực hiện, bao gồm:
- Thành lập 06 công ty phát điện theo nguyên tắc đảm bảo cân bằng về quy mô và về công nghệ phát điện trên cơ sở nhóm các nhà máy điện thuộc KEPCO. KEPCO vẫn tiếp tục nắm quyền sở hữu đối với các 06 công ty phát điện này.
- Thành lập KPX (Korea Power Exchange) dưới hình thức công ty nhà nước độc lập với KEPCO để đảm nhận chức năng vận hành hệ thống điện và trên thị trường điện.
- Thành lập Uỷ ban điện lực Hàn Quốc (Korean Electricity Commission) trực thuộc MOCIE đóng vai trò cơ quan điều tiết điện lực.
KEPCO giữ vai trò Đơn vị mua duy nhất trong thị trường điện.
Theo lộ trình phát triển thị trường điện sau 2 - 3 năm, Hàn Quốc sẽ chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, đến nay Hàn Quốc vẫn duy trì thị trường CBP.
Mô hình tổ chức
Hiện tại, Hàn Quốc đang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh với nguyên tắc chào giá theo chi phí (cost-based pool). KPX (Korea Power Exchange) là cơ quan vận hành hệ thống điện đồng thời quản lý các giao dịch giữa bên bán (các đơn vị phát điện) và bên mua (KEPCO).
Các đơn vị phát điện cung cấp cho KPX thông tin về chi phí biến đổi hàng tháng và chi phí cố định (chi phí công suất) hàng năm. KPX lập kế hoạch huy động nguồn và giá thị trường trước một ngày theo nguyên tắc tối ưu tổng chi phí biến đổi.
Theo lộ trình phát triển thị trường điện sau 2 - 3 năm, Hàn Quốc sẽ chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, đến nay Hàn Quốc vẫn duy trì thị trường CBP.
Mô hình tổ chức
Hiện tại, Hàn Quốc đang vận hành thị trường phát điện cạnh tranh với nguyên tắc chào giá theo chi phí (cost-based pool). KPX (Korea Power Exchange) là cơ quan vận hành hệ thống điện đồng thời quản lý các giao dịch giữa bên bán (các đơn vị phát điện) và bên mua (KEPCO).
Các đơn vị phát điện cung cấp cho KPX thông tin về chi phí biến đổi hàng tháng và chi phí cố định (chi phí công suất) hàng năm. KPX lập kế hoạch huy động nguồn và giá thị trường trước một ngày theo nguyên tắc tối ưu tổng chi phí biến đổi.
KEPCO hiện tại đóng vai trò là người mua duy nhất, tuy nhiên, các khách hàng lớn (có phụ tải lớn hơn 50 MVA) và các điện lực quận huyện đều có thể mua trực tiếp trên thị trường. Các đơn vị phát điện trên thị trường được thanh toán theo giá duy nhất trên thị trường là giá biên hệ thống (System Marginal Price - SMP) và chi phí công suất (capacity payment). Đối với chi phí công suất, tất cả các tổ máy phát được chào trong bản chào đều được thanh toán khoản chi phí này cho dù tổ máy đó không được xếp lịch huy động. Hàng ngày trước 10 giờ sáng, các nhà máy điện gửi bản chào cho các mức công suất phát cho mỗi giờ của ngày tới, căn cứ các bản chào cơ quan điều hành thị trường (KPX) sẽ sắp xếp các bản chào và lập lịch điều độ dựa trên các chi phí biến đổi của nhà máy trong bản chào.
Hàng tháng, Hội đồng thẩm định giá phát điện (GCEC) sẽ dựa trên các số liệu do các nhà máy nhiệt điện cung cấp (chi phí nhiên liệu, chi phí khởi động, đặc tính kỹ thuật tổ máy…) để xác định, công bố chi phí phát điện biến đổi của nhà máy phát nhiệt điện trong tháng tới.
Sức mạnh của người mua: Điện mua ở Hàn Quốc bị hạn chế bởi sự độc quyền của tập đoàn KEPCO thuộc sở hữu của nhà nước, kiểm soát tất cả các khía cạnh của ngành phát điện, bán lẻ, truyền tải và phân phối. Việc tích hợp này có nghĩa là, với việc thiếu các nhà bán lẻ điện thì người dùng cuối cùng chính là những người mua hiệu quả. Trong khi chính phủ có những quy định để bảo vệ người mua khi có phát sinh vấn đề giá tăng hoặc không công bằng. Sự phản kháng của công chúng có thể xảy ra nếu người tiêu dùng cuối cùng cảm thấy không hài lòng; người mua thiếu đi sự lựa chọn nên sức mạnh của người mua được đánh giá là yếu.
Sức mạnh của người bán: Các nhà cung cấp có thể bao gồm một loạt các công ty tùy thuộc vào loại điện được tiêu thụ. Ví dụ như trong sản xuất năng lượng tái tạo, có nhiều dịch vụ của kỹ sư dân dụng và các công ty liên quan cần thiết cho sự xây dựng ban đầu, nhưng số lượng các nhà cung cấp sẽ giảm xuống một khi công trình nào đó (trang trại gió, lắp đặt điện năng lượng mặt trời, hoặc nhà máy thủy điện) được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, các phương pháp khác trong lĩnh vực phát điện thì nhà cung cấp nhiên liệu là rất quan trọng và số lượng các đơn vị cung ứng này khá hạn chế. Ví dụ một nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân của mình, do sức mạnh của người bán ngày càng mạnh, đặc biệt là những nơi có nhóm độc quyền. Nguồn cung từ các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn làm tăng sức mạnh của người bán. Những tình huống này cũng có thể trở thành vấn đề chính trị mà các nhà cung cấp là một cơ sở quốc doanh. Sức mạnh của người bán được đánh giá ở mức vừa phải.
Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn: Các mối đe dọa của những người mới trong ngành công nghiệp này còn yếu. Đây là chủ yếu do KEPCO vẫn độc quyền trong ngành này: các thay đổi về luật định sẽ rất quan trọng để có thể khuyến khích cạnh tranh. Nếu điều này xảy ra, mức độ đầu tư cao cần thiết vào công nghệ và nguyên vật liệu, các yêu cầu về chuyên môn, nhu cầu cần phải tìm địa điểm phù hợp cho các nhà máy điện, và các chi phí tuân thủ quy định tất cả sẽ ngăn chặn những đối thủ mới gia nhập thị trường.
Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế: Đối với các công ty phát điện mà phụ thuộc nhiều vào một loại nhiên liệu, các sản phẩm thay thế trong ngành công nghiệp này được hiểu là các nguồn sản xuất điện thay thế chứ không phải là một ngành công nghiệp hoàn toàn mới có thể thay thế ngành điện hiện tại. Trong khi các công nghệ mới tiếp tục xâm nhập vào ngành với tần suất cao, chúng vẫn cần một khoảng thời gian dài để thử nghiệm và cần một lượng đầu tư lớn để có thể sản xuất ra sản lượng cạnh tranh với những công nghệ cũ.
Các ngành sản xuất điện nói chung cũng đang bị đe dọa bởi người sử dụng cuối cùng khi họ lựa chọn các nguồn năng lượng khác ngoài điện. Khí tự nhiên là một ví dụ: người tiêu dùng có thể sử dụng khí thay vì điện cho nhiều mục đích, chẳng hạn như hệ thống sưởi.
Cuối cùng, sự phát điện tự động bởi các nhà máy công nghiệp hay những tự sản xuất điện nhỏ lẻ dưới dạng năng lượng mặt trời và năng lượng gió bởi người dùng cũng là một nguyên nhân làm giảm lượng cầu cho sự sản xuất điện tập trung. Bên cạnh đó, quá trình kéo dài nhiều giai đoạn trong công nghệ mới, chi phí chuyển đổi lớn cho người sử dụng cuối cùng, và các lỗ nực của những đơn vị tham gia lớn nhất trong ngành để đưa vào nhiều nguồn điện có nghĩa là áp lực từ các sản phẩm thay thế chỉ ở mức độ yếu.
Mức độ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp này phụ thuộc trước hết là về cơ cấu ngành. Ở Hàn Quốc, tập đoàn KEPCO thuộc sở hữu của nhà nước kiểm soát tất cả các khía cạnh của sự phát điện, bán lẻ, truyền tải và phân phối. Vì lý do này, ngành điện ở Hàn Quốc không được xem là hoạt động cạnh tranh. Do đó, mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp này được đánh giá là rất yếu.
Lộ trình phát triển: Chương trình cải cách tự do hóa ngành điện ở Hàn Quốc bắt đầu từ 1994 nhưng cho đến nay vẫn dở dang chưa hoàn thành được theo như kế hoạch do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công đoàn ngành điện và mất đi sự ủng hộ của chính phủ.
Năm 2002, công đoàn các công ty phát điện đã tiến hành một cuộc đình công kéo dài một tháng, khi Chính phủ đang nỗ lực để tư nhân hóa một Genco. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu tiến hành đúng tiến độ dưới sự hỗ trợ của vị tổng thống đã khởi xướng việc tái cơ cấu. Sự hỗ trợ này tiếp tục trong khi ông đương chức nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2003 khi thay đổi nhà cầm quyền. Mặc dù tổng thống mới của năm đó vẫn thuộc cùng đảng chính trị nhưng ông này đã hoài nghi về tư nhân hóa các ngành công nghiệp năng lượng. Công đoàn lao động vẫn tiếp tục đòi hỏi bãi bỏ toàn bộ kế hoạch giai đoạn hai. Vấn đề lúc đó là Chính phủ có thực hiện thoái vốn khỏi khâu phân phối theo kế hoạch giai đoạn hai hay không. Công đoàn đe dọa đình công nếu Chính phủ tiếp tục thực hiện theo kế hoạch ban đầu. Tổng thống mới sau đó quyết định không thúc đẩy việc tái cơ cấu thêm nữa nhưng vẫn duy trì tình trạng lúc đó – nghĩa là không trở về hệ thống ban đầu. Kết quả là nhiều nhà đầu tư tư nhân cảm thấy không an toàn, vì trước đó đầu tư tư nhân trong lĩnh vực phát điện đã được mở cửa.
Như vậy, từ thất bại của chương trình tự do hóa ngành điện ở Hàn Quốc, có thể thấy để thực hiện thành công cần có sự truyền thông tốt đối với nghiệp đoàn để giành được sự ủng hộ của họ, cũng như cần có sự ủng hộ của Chính phủ mà đứng đầu là nguyên thủ quốc gia. Đối với giai đoạn thị trường điện phát điện cạnh tranh nên áp dụng phương thức cạnh tranh trong dịch vụ phụ trợ để đảm bảo công bằng cho các nhà máy; sự tái cơ cấu cần được diễn ra triệt để và có sự đồng thuận của các bên tham gia.