[In trang]
Shell và lộ trình chuyển dịch năng lượng (Kỳ III)
Thứ hai, 16/09/2024 - 08:08
Đối với trí tuệ nhân tạo AI cho LNG hiện đang trợ giúp hãng Shell cắt giảm lượng khí thải carbon tại các nhà máy LNG bằng cách sử dụng thông tin từ các cảm biến thông minh tiên tiến để tính toán cài đặt hiệu quả nhất cho thiết bị máy móc.
Đưa chiến lược vào thực tiễn trên tất cả các hoạt động kinh doanh
Niềm tin của hãng Shell về quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ giúp bản hãng có chiến lược đem lại nhiều giá trị hơn với ít lượng khí thải hơn. Chiến lược của hãng Shell là dựa trên các lĩnh vực có thế mạnh cạnh tranh độc nhất, cho phép hãng Shell trở thành doanh nghiệp dầu khí thành công thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng.

Phát triển hoạt động kinh doanh LNG hàng đầu thế giới với cường độ carbon thấp hơn
Khi phát triển hoạt động kinh doanh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới thêm từ 20% đến 30% (2030), hãng Shell sẽ tiếp tục cắt giảm cường độ carbon trong các hoạt động của mình. Thông qua liên doanh LNG ở Canada (sở hữu 40%, không hoạt động) hãng Shell sẽ sử dụng khí đốt tự nhiên và điện tái tạo để cắt giảm hơn 1/3 lượng khí thải từ nhà máy so với các cơ sở hoạt động tốt nhất thế giới khi nhà máy đi vào hoạt động với quá trình vận hành dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm 2024 và sẽ tiếp tục vào năm 2025.
Đối với trí tuệ nhân tạo AI cho LNG hiện đang trợ giúp hãng Shell cắt giảm lượng khí thải carbon tại các nhà máy LNG bằng cách sử dụng thông tin từ các cảm biến thông minh tiên tiến để tính toán cài đặt hiệu quả nhất cho thiết bị máy móc. Tại một cơ sở LNG, hãng Shell ước tính những phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo này đang giúp làm giảm lượng khí thải carbon dioxide khoảng 340.000 tấn mỗi năm, đồng thời tiếp tục sử dụng các công nghệ tự động hóa và tối ưu hóa này để giảm lượng khí thải tại nhiều cơ sở LNG khác của bản hãng.
Tại Qatar, hãng Shell là đối tác của North Field Expansion là dự án LNG lớn nhất thế giới, bao gồm các dự án North Field East (Shell sở hữu 6,25%) và North Field South (Shell sở hữu 9,375%). Bằng cách sử dụng phương pháp thu hồi và lưu trữ carbon, các dự án này sẽ giúp cung cấp LNG với lượng khí thải carbon thấp hơn cho khách hàng. Tỷ lệ của hãng Shell trong các dự án này sẽ vào khoảng 3,5 triệu tấn (Mt) LNG mỗi năm khi hoạt động sản xuất bắt đầu vào cuối thập kỷ này khi mà đang hợp tác với các công ty vận tải biển để giúp loại bỏ carbon trong lĩnh vực hàng hải. Các bộ phận của lĩnh vực hàng hải sử dụng LNG để cung cấp năng lượng cho một số tàu của mình, với mục đích chuyển sang sử dụng khí methane sinh học hóa lỏng hoặc khí methane điện tử hóa lỏng, một loại nhiên liệu dựa trên hydrogen về mặt lâu dài.
Cắt giảm khí thải từ hoạt động sản xuất dầu và khí đốt tại hoạt động kinh doanh thượng nguồn
Trong các hoạt động thượng nguồn, hãng Shell đang cắt giảm khí thải từ sản xuất dầu khí để đáp ứng các mục tiêu net-zero, một trong những mục tiêu đầy tham vọng nhất trong lĩnh vực của hãng Shell. Việc cắt giảm phát thải từ hoạt động dầu khí là yếu tố then chốt trong việc phát triển các dự án dầu khí mới. Hiện giàn khoan nước sâu Vito của hãng Shell (Shell sở hữu 63,1%) ở Vịnh Mexico là một trong những giàn khoan mới nhất của bản hãng và có sản lượng cao nhất là 100.000 boe/d. Hiện giàn khoan này dự kiến ​​sẽ cắt giảm khoảng 80% lượng khí thải carbon dioxide (CO₂) trong suốt thời gian hoạt động so với thiết kế ban đầu. Ngoài việc cắt giảm lượng khí thải, giàn khoan Vito còn có chi phí thấp hơn 70% so với chi phí dự kiến ​​theo thiết kế ban đầu, đây là một minh chứng về việc tạo ra nhiều giá trị hơn với lượng khí thải ít hơn.
Hiện thiết kế của giàn khoan Vito đang được nhân rộng ở hai giàn khoan nước sâu khác ở Vịnh Mexico là Whale và Sparta. Dự án Shell Operated Whale (Shell sở hữu 60%) dự kiến ​​sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm 2024 và ​​sẽ được vận hành với lượng khí thải ít hơn so với giàn khoan Vito. Quyết định đầu tư cuối cùng FID cho dự án Sparta (Shell sở hữu 51%) được công bố (12/2023) dự kiến ​​bắt đầu sẽ đi vào sản xuất vào năm 2028. Hãng Shell sẽ áp dụng kinh nghiệm của các dự án giàn khoan nước sâu Vito và Whale để nâng cao khả năng thiết kế và tiết kiệm năng lượng của giàn khoan Sparta.
Hãng Shell cũng đang cắt giảm cường độ carbon của các dự án mới ở các nơi khác nữa. Giàn khoan dầu khí Timi ở Malaysia (Shell sở hữu 75%) là giàn đầu giếng đầu tiên của hãng Shell được cung cấp năng lượng từ hệ thống năng lượng lai năng lượng mặt trời và gió. Hiện giàn khoan không người vận hành (unmanned platform) này đã cung cấp dòng khí đầu tiên (8/2023) và có trọng lượng nhẹ hơn khoảng 60% so với giàn khoan đầu giếng thông thường được hỗ trợ thông qua đấu thầu, điều này đã giúp cắt giảm lượng khí thải cần thiết để phát triển dự án.
Tại CH Na Uy, hãng Shell cũng là nhà điều hành mỏ khí Ormen Lange (Shell sở hữu 17,8%). Đây là cơ sở nước sâu kết nối với Nyhamna là một nhà máy chế biến và xuất khẩu trên bờ. Mỏ khí Ormen Lange được cung cấp năng lượng bằng thủy điện tái tạo do lưới điện CH Na Uy cung cấp khi mà nguồn thủy điện tái tạo tương tự này cung cấp khoảng 93% năng lượng cần thiết cho nhà máy Nyhamna. Hãng Shell còn đang lắp đặt thêm các thiết bị nén dưới nước để tăng cường thu hồi khí từ mỏ Ormen Lange, nơi mà cũng sẽ được cung cấp năng lượng từ thủy điện tái tạo tương tự.
Trong danh mục đầu tư thượng nguồn, hãng Shell cũng đã thực hiện thoái vốn, bao gồm cả việc bán cổ phần tại mỏ khí Malampaya ở Philippines (2022) và hoạt động kinh doanh dầu khí ở Lưu vực Permian (Hoa Kỳ, 2021). Việc bán tài sản này là một trong số những động thái chiến lược của hãng Shell dẫn đến việc giảm khí thải thuộc các Phạm vi 1 và 2.
Cắt giảm lượng khí thải methane
Hãng Shell tiếp tục nâng cao tính chính xác của lượng khí thải methane được báo cáo và giảm thiểu các nguồn phát thải trên các tài sản do Shell đang vận hành. Đến cuối năm 2023, khoảng 80% nguồn phát thải rò rỉ tại các cơ sở sản xuất dầu, khí đốt tự nhiên và LNG do hãng Shell vận hành đều đã sử dụng các chương trình công nghệ phát hiện và sửa chữa rò rỉ để xử lý rò rỉ và giám sát thiết bị. Hãng Shell còn làm việc với những bên liên quan khác để chia sẻ những bài học của bản hãng và thúc đẩy hành động trong toàn lĩnh vực dầu khí về hoạt động vận hành khí methane. Hãng Shell cũng là bên ký kết sáng lập khuôn khổ báo cáo Đối tác dầu khí methane (OGMP) 2.0 và đã triển khai khuôn khổ này trong các tài sản hiện đang được vận hành và không vận hành, đồng thời hợp tác với các đối tác liên doanh không vận hành của hãng Shell để đạt được độ chính xác được cải thiện hoặc báo cáo ngoài hoạt động của bản hãng.
Hãng Shell cũng đã thử nghiệm và sử dụng các công nghệ tiên tiến mới nhất để giám sát lượng khí thải của mình. Năm 2023, hãng Shell đã hoàn thành thành công chương trình thí điểm với công nghệ GHGSat là người đi tiên phong trong lĩnh vực phát hiện khí methane rò rỉ nhằm kiểm tra khả năng giám sát lượng khí thải methane của hệ thống vệ tinh đối với các cơ sở ngoài khơi của bản hãng với mục đích ứng dụng công nghệ này rộng rãi hơn trong tương lai. Hãng Shell cũng đã sử dụng máy bay không người lái drones và vệ tinh để theo dõi lượng khí methane thải ra trong quá trình sản xuất và xử lý khí đốt tự nhiên cũng như xuất khẩu LNG. Điều này đã giúp hãng Shell giảm thiểu thời gian bảo trì giếng và kiểm soát chính xác độ khô khí trong quá trình xử lý để hạn chế thoát hơi nước. Hãng Shell cũng đã cắt giảm hơn 2.800 tấn khí thải methane thông qua hoạt động kinh doanh của Công ty khí đốt Queensland Gas Company (QGC) của hãng Shell ở Queensland (Australia) kể từ năm 2017.
Cắt giảm đốt dầu thường xuyên
Hãng Shell cũng còn đang nỗ lực giảm đốt dầu thường xuyên là hoạt động không hiệu quả và góp phần gây ra tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của hãng Shell là loại bỏ việc đốt dầu khí thường xuyên khỏi các hoạt động thượng nguồn của bản hãng Shell (2025) nhằm đáp ứng Sáng kiến ​​không đốt dầu thường xuyên của Ngân hàng Thế giới WB (2030). Năm 2023, khoảng 10% lượng khí thải nhà kính GHG do đốt khí đốt xảy ra tại các cơ sở không có cơ sở hạ tầng để thu hồi khí, tương tự như con số của năm 2022. Tổng lượng đốt dầu thường xuyên của hãng Shell đã giảm xuống còn 2,8 triệu tấn carbon dioxide tương đương (CO₂e) (2023) từ mức 3 MtCO₂e (2022).
Kinh doanh hạ nguồn, năng lượng tái tạo và giải pháp năng lượng cung cấp nhiều giải pháp ít carbon hơn
Hãng Shell hiện đang cắt giảm lượng khí thải liên quan đến các nhà máy lọc dầu của mình bằng cách chuyển chúng thành các công viên năng lượng và hóa chất. Quá trình chuyển đổi này đang được tiến hành tại Norco (Hoa Kỳ), Scotford (Canada), Pernis (CH Hà Lan) và Rheinland (CHLB Đức).
Tháng 1/2024, hãng Shell đã đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng FID chuyển đổi nhà máy hydrogencracker của cơ sở Wesseling tại Công viên năng lượng và hóa chất Rheinland thành đơn vị sản xuất dầu gốc Nhóm III để sản xuất dầu động cơ và dầu truyền động chất lượng cao. Việc tái sử dụng nhà máy lọc dầu này là một bước đi rất quan trọng nhằm phục vụ lượng khách hàng có nhu cầu dầu nhờn ngày càng gia tăng của hãng Shell bằng dầu gốc cao cấp, giúp đem lại nhiều giá trị hơn với ít lượng khí thải hơn. Cơ sở Wesseling sẽ ngừng chế biến dầu thô thành xăng, nhiên liệu máy bay phản lực và dầu diesel (2025). Khi bắt đầu hoạt động vào nửa cuối thập kỷ này, đơn vị sản xuất này cũng sẽ được điện khí hóa mức độ cao và dự kiến ​​sẽ cắt giảm lượng khí thải thuộc các Phạm vi 1 và 2 của hãng Shell khoảng 620.000 tấn/năm. Đây là bước phát triển mới nhất trong quá trình chuyển đổi cơ sở Rheinland, bao gồm đầu tư vào máy điện phân 10 megawatt công suất để sản xuất hydrogen tái tạo và nhà máy hóa lỏng biomethane.
Nhiên liệu sinh học
Hãng Shell đang phát triển nhiên liệu sinh học như nhiên liệu hàng không bền vững SAF, dầu diesel tái tạo và khí tự nhiên tái tạo (RNG) để giúp khách hàng loại bỏ carbon mà không cần phải thay thế xe ô-tô, xe tải, máy bay hoặc tàu thủy. Hãng Shell là một trong những nhà kinh doanh và pha chế nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới, đáp ứng khoảng 6% nhu cầu toàn cầu. Năm 2023, khoảng 9,7 tỷ lít nhiên liệu sinh học đã được sử dụng để sản xuất xăng và dầu diesel trên toàn thế giới, so với 9,5 tỷ lít (2022).
Công ty Raízen-một liên doanh của hãng Shell ở CH Brazil (Shell sở hữu 44%), là một trong những nhà sản xuất ethanol sinh học lớn nhất thế giới, cung cấp một số loại nhiên liệu sinh học có cường độ carbon thấp nhất hiện nay. Đây là nơi mà phần lớn lượng ethanol và cellulosic ethanol được sản xuất sẽ được bán ở dạng nguyên chất cho khách hàng quốc tế tại các thị trường như châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Hiện các loại nhiên liệu này được sử dụng trong các lĩnh vực vận tải, dược phẩm và sản xuất cùng nhiều lĩnh vực khác nữa. Hiện Công ty Raízen sản xuất khoảng 3,12 tỷ lít ethanol (2023), tăng từ khoảng 3 tỷ lít (2022). Nhà máy Costa Pinto của Công ty Raízen cũng sản xuất 30 triệu lít ethanol thế hệ thứ hai làm từ chất thải nông nghiệp không ăn được (2023), tăng từ mức 26 triệu lít (2022). Năm 2023, liên doanh này cũng đã vận hành nhà máy đầu tiên trong số 8 nhà máy nhiên liệu sinh học tiên tiến mà họ dự định xây dựng ở CH Brazil.
Tháng 2/2023, hãng Shell cũng đã hoàn tất thương vụ mua lại Nature Energy trị giá gần 2 tỷ USD, điều này đưa hãng Shell trở thành một trong những nhà sản xuất khí tự nhiên tái tạo (RNG) lớn nhất ở châu Âu. RNG được sản xuất bằng cách biến vật liệu hữu cơ như chất thải nông nghiệp thành năng lượng tái tạo, là nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp có thể cung cấp năng lượng cho xe tải và tàu thủy. Hiện Nature Energy đang sở hữu và vận hành 13 nhà máy khí sinh học ở Vương quốc Đan Mạch và một nhà máy ở CH Hà Lan. Nhà máy nhiên liệu sinh học tại Công viên năng lượng và hóa chất Shell Rotterdam ở CH Hà Lan dự kiến ​​sẽ là một trong những nhà máy lớn nhất châu Âu sẽ đi vào hoạt động trong nửa sau của thập kỷ này. Dự kiến, nhà máy này có khả năng sản xuất 820.000 tấn nhiên liệu sinh học từ chất thải mỗi năm. Cơ sở này cũng sẽ có khả năng sản xuất đủ dầu diesel tái tạo để loại trừ 2,8 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm.
Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) có thể chiếm hơn một nửa công suất nhiên liệu sinh học của nhà máy trên, phần còn lại là dầu diesel tái tạo. Hãng Shell có thể điều chỉnh sự kết hợp này để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng khi mà SAF hiện chiếm chưa đến 0,1% nhiên liệu hàng không toàn cầu. Hiện các khoản đầu tư của hãng Shell sẽ giúp tăng cường sản xuất SAF, điều này rất quan trọng nếu lĩnh vực hàng không muốn cắt giảm lượng khí thải carbon.
Nhằm hỗ trợ năng lực sản xuất nhiên liệu sinh học, hãng Shell cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào nguyên liệu thô mới cho nhiên liệu sinh học. Năm 2022, hãng Shell đã mua lại công ty tái chế chất thải EcoOils chuyên sản xuất nguyên liệu nhiên liệu sinh học tiên tiến tại các cơ sở đặt tại Malaysia và Indonesia. Điều này sẽ cho phép hãng Shell sản xuất và cung cấp nhiên liệu carbon thấp như SAF cho khách hàng. Hãng Shell cũng đầu tư vào Công ty nông lâm kết hợp Investancia Group (Shell sở hữu 30%) (2022). Hãng Shell và Investancia đã cùng hợp tác sử dụng đất chăn nuôi bị thoái hóa ở Paraguay để trồng cây dầu pongamia nhằm phát triển nguồn nguyên liệu bền vững để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Nhiên liệu xe đua Công thức F1 có lượng carbon thấp hơn cho Scuderia Ferrari
Hãng Shell đã phát triển nhiên liệu đua xe chứa 10% ethanol sinh học thế hệ thứ hai để Scuderia Ferrari sử dụng cho xe đua Công thức 1 của mình. Hãng Shell sử dụng mô phỏng kỹ thuật số để dự báo trường hợp đốt cháy và hiệu suất của từng hỗn hợp nhiên liệu nhằm giảm đáng kể thời gian phát triển cũng như tối đa hóa hiệu suất và hiệu quả của động cơ xe. Hãng Shell hiện đang nghiên cứu loại nhiên liệu đua xe bền vững 100%, bao gồm một số thành phần nhiên liệu bền vững khác nhau, để đáp ứng các yêu cầu cho mùa giải đua xe Công thức 1 năm 2026.
Theo Petrovietnam 
Baidu
map