Ngày 14/5/2023, Taipower - Công ty Điện lực Đài Loan vừa công bố biểu giá điện mùa hè thường niên, với mức tăng tối đa có thể tới 28%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 30 tháng 9.
Sáng 15/5, Bộ công nghiệp Hàn Quốc đã công bố sẽ tăng giá điện và giá khí đốt trong quý 2 năm 2023 do chi phí năng lượng toàn cầu tăng cao và các công ty tiện ích nhà nước thua lỗ ngày càng nhiều.
Giá điện còn tăng đến bao giờ? Đây là câu hỏi mà đa số khách hàng sử dụng điện đang đặt ra. Mục tiêu cơ bản xuyên suốt chính là phải tăng giá điện lên đến mức phản ánh đúng quan hệ cung cầu, nhằm đồng thời đáp ứng được các mục tiêu của Chính sách Năng lượng Quốc gia.
Hơn 4 năm nay giá điện không thay đổi, EVN chia sẻ khó khăn cùng người dân trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Giờ là lúc người dân cần đồng hành cùng EVN cho hài hoà lợi ích đôi bên.
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành điện quý I/2023 tiêu cực thì việc tăng giá điện được cho là sẽ hỗ trợ nhiều cho tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Giá điện mới đây đã tăng 3%, được dự báo sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền điện phải trả thêm của người dân. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho biết, mức tăng này là khá nhẹ và trong bối cảnh nguồn cung năng lượng thiếu như hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngành điện gặp khó khăn do nhiều yếu tố khách quan thì việc tăng giá điện hoàn toàn có thể hiểu và chia sẻ.
EVN mua điện từ nhiều nguồn như thủy điện, nhiệt điện than, điện gió, điện mặt trời, tuabin khí, nhập khẩu. Trong đó, thủy điện đang có giá rẻ nhất, còn nhiệt điện than lại rất đắt do giá than cao.
Giá điện tăng, doanh nghiệp kêu vì chi phí sản xuất tăng, người dân ít nhiều cũng có phản ứng. Tuy nhiên, nếu không tăng giá điện hậu quả sẽ ra sao? Giáo sư - Viện sỹ Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đã có cuộc trao đổi thẳng thắn, thú vị với Tạp chí Điện lực xoay quanh vấn đề giá và cân bằng cung - cầu điện.
Việc tăng giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ ngày 4/5/2023 có tác động đến các nhóm khách hàng, đặc biệt là các hộ sản xuất sẽ phải chi phí thêm 307.000 đồng/tháng.
Trước thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vật liệu về giá bán điện cao điểm tăng cao hơn nhiều so với các thời gian sử dụng điện khác trong ngày, Cục Điều tiết Điện lực giải thích như sau:
EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 04/5/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Giá bán lẻ điện được điều chỉnh tăng lần gần đây nhất vào tháng 3 năm 2019. Đã 4 năm điện không tăng giá. Trong khi đó khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu. Nếu không điều chỉnh giá điện sẽ làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và hộ gia đình không có ý thức sử dụng tiết kiệm.
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.