Theo ông Trương Hoàng Vũ – Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2), Quy hoạch Điện VIII được thông qua giúp những định hướng, kế hoạch đầu tư xây dựng của EVNGENCO2 dần trở nên rõ nét hơn.
Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông về xung quanh vấn đề trên.
Thưa ông, Quy hoạch Điện VIII vừa được phê duyệt có tác động tích cực như thế nào đến EVNGENCO2?
Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), trong đó, các dự án nguồn có liên quan đến Tổng công ty Phát điện 2 được xác định bao gồm: Dự án Nhà máy Ô Môn 1 (giai đoạn 2021-2030) chuyển sang sử dụng khí Lô B; Các dự án mở rộng Thủy điện Trung Sơn (130MW), Thủy điện Sông Ba Hạ (60MW) được đưa vào danh mục các dự án tiềm năng để xem xét trong Kế hoạch thực hiện quy hoạch sau này.
Ông Trương Hoàng Vũ – Tổng Giám đốc EVNGENCO2Ngoài ra các Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện Phả Lại có thể triển khai nghiên cứu để chuyển đổi nhiên liệu sinh khối, ammoniac... theo định hướng quy hoạch. Các dự án Điện mặt trời, mở rộng Thủy điện Quảng Trị, các dự án thủy điện tích năng… có thể triển khai trong giai đoạn sau.
Đặc biệt, theo Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo - đây cũng là một trong những định hướng chiến lược quan trọng được EVNGENCO2 đề ra. Nội dung quy hoạch này đã giúp những kế hoạch đầu tư xây dựng của Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) rõ nét hơn. Hiện tại, EVNGENCO2 đang phối hợp với các bên liên quan nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo trong tiến trình chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu dầu sang khí Lô B đối với Nhà máy Ô Môn 1, đồng bộ với tiến độ có dòng khí đầu tiên (firstgas) dự kiến vào Quý IV/2026. Tiếp theo sẽ chuẩn bị đầu tư các dự án mở rộng Thủy điện Trung Sơn, mở rộng Thủy điện Sông Ba Hạ và các dự án khác khi đủ điều kiện… góp phần đảm bảo năng lực phát điện và nâng dần công suất lắp đặt của EVNGENCO2.
EVNGENCO2 hiện có những dự án nào trong Quy hoạch điện VIII đang gặp khó khăn và cần được tháo gỡ trong thời gian tới?
Trước những dự án được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII, đến thời điểm này EVNGENCO2 chưa gặp phải những khó khăn lớn. Tuy nhiên, Tổng công ty sẽ đối mặt với các thách thức về nhiên liệu sạch, một số công nghệ còn đang ở quy mô nghiên cứu, thí nghiệm và quyền sở hữu thuộc một vài quốc gia, chưa thương mại hóa. Vì vậy, EVNGENCO2 đã, đang và tiếp tục xây dựng mối quan hệ, hợp tác chiến lược với các Tập đoàn năng lượng hàng đầu trên thế giới như Sembcorp, GE, Andritz… để tiếp nhận chuyển giao nhằm hướng tới làm chủ công nghệ. Với EVNGENCO2, mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 không chỉ là cam kết của Chính phủ mà còn là cơ hội để Tổng công ty xây dựng nền kinh tế xanh, đảm bảo phát triển bền vững.
Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (bên trái) kiểm tra Hệ thống giám sát PCTT&TKCN từ xa của Công ty Thủy điện Sông BungSau khi Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt, Quy hoạch điện tại các địa phương thuận lợi hơn, EVNGENCO2 sẽ có sự phối, kết hợp gì để góp phần thúc đẩy, ổn định phát triển ngành điện miền Trung nói chung?
Thời gian qua, Tổng công ty Phát điện 2 luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ chính quyền các địa phương, nơi các đơn vị thành viên đặt trụ sở và các Nhà máy điện đứng chân. Để góp phần thúc đẩy phát triển ngành điện miền Trung, EVNGENCO2 sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị đầu tư dự án Thủy điện Sông Ba Hạ mở rộng. Đồng thời, tiếp tục xin bổ sung vào quy hoạch các dự án chưa có trong Quy hoạch Điện VIII gồm Thủy điện Quảng Trị mở rộng, Thủy điện tích năng Quảng Trị, Thủy điện tích năng A Vương, Điện mặt trời lòng hồ tại các Nhà máy Thủy điện An Khê, Ka Nak, Quảng Trị, Sông Ba Hạ… Nội dung phối hợp chi tiết sẽ được Tổng công ty và các đơn vị có liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện của các địa phương.
Vệ sinh, bảo dưỡng, thí nghiệm các thiết bị Trạm phân phối 220 kV – Nhà máy thủy điện A Vương EVNGENCO2 có những đề xuất, kiến nghị gì đến các cấp, địa phương để sớm "khớp nối" khi Quy hoạch điện VIII đi vào thực tiễn?
Quy hoạch điện VIII ưu tiên “phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ NLTT đạt 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị về thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP) được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ NLTT lên đến 67,5-71,5%”. Để hòa nhập vào xu thế chung, EVNGENCO2 kiến nghị đến các Bộ, ngành sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển điện lực, hoàn thiện Luật Điện lực sửa đổi, xây dựng mới Luật Năng lượng tái tạo cũng như ban hành mới cơ chế mua bán điện trực tiếp, đặc biệt là sớm bổ sung cơ chế đối với các dự án năng lượng tái tạo có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng do chưa có hợp đồng mua bán điện (PPA) nên không thuộc đối tượng được áp dụng Thông tư 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022 của Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
… để tạo đầy đủ cơ sở pháp lý về chính sách, quy hoạch, kế hoạch khi triển khai.
Xin cảm ơn ông!
Xuân Hoài - Hạ Vĩ (Báo Công Thương)