Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn cấp cao về công nghệ 4.0 năm 2023 (Vietnam Industry 4.0) do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức diễn ra tại Hà Nội sáng 14/6.
Hội thảo Vietnam Industry 4.0 năm 2023, sự kiện thường niên do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và tập đoàn IEC tổ chức, đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan nhằm thúc đẩy chuyển đối số quốc gia, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm nay, với mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hội thảo sẽ xoay quanh vào chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh và bền vững để tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường phát biểu tại hội thảo chuyên đềCác báo cáo tại hội thảo cho thấy các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có tiềm năng về điện gió lớn nhất Đông Nam Á, vượt xa các quốc gia khác. Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã ước tính, Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác, gồm 300 GWh điện gió ngoài khơi và 300 GWh điện gió trên bờ.
Trước bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ, Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường cho biết ngay khi Việt Nam có chủ trương sơ bộ về thu hút đầu tư vào điện gió, các nhà đầu tư quốc tế đã đến và thành lập văn phòng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, công tác hướng dẫn chưa rõ ràng nên nhiều dự án đang trong giai đoạn khảo sát bị dừng lại. Trong giai đoạn trầm lắng của thị trường một vài năm trở lại đây khi chưa ban hành Quy hoạch điện VIII cũng như những vướng mắc về dự án năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư quốc tế đã có vẻ chần chừ khi đầu tư vào lĩnh vực này ở nước ta.
Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường nhận định: "Năng lượng gió thì vô hạn nhưng nguồn lực đầu tư, nguồn lực vốn thì hữu hạn. Vì vậy, nếu không có những chính sách, cơ chế hướng dẫn cụ thể thì nguồn lực đầu tư này sẽ chuyển từ Việt Nam sang những khu vực khác trên thế giới".
Ông Cường chia sẻ thông tin, mới đây Tập đoàn Orsted, Tập đoàn năng lượng lớn nhất Đan Mạch đã tuyên bố giảm mục tiêu tham vọng của họ từ 30 GWh xuống 28 GWh cho đến năm 2030 và rút khỏi thị trường Việt Nam. Về kế hoạch đầu tư phát triển dự án, Orsted cho rằng thị trường Việt Nam chưa đủ hấp dẫn so với các thị trường khác.
Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam và Singapore chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác phát triển chung giữa PTSC và SembcorpTuy nhiên, tập đoàn này cũng đánh giá dù không có sự hấp dẫn về mặt đầu tư, song về mặt sản xuất và chuỗi cung ứng thì Việt Nam vẫn là quốc gia tiềm năng trở thành trung tâm của Đông Nam Á. Trước đó vào tháng 5/2023, Orsted đã ký kết hợp đồng với PTSC để sản xuất 33 kết cấu móng trụ turbine cho trang trại điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b&4 có tổng công suất 920 MW tại Đài Loan (Trung Quốc). Hợp đồng có trị giá hơn 300 triệu USD dự kiến sẽ sử dụng 70.000 tấn thép và mang lại hàng nghìn việc làm tại PTSC và các nhà thầu trong chuỗi cung ứng.
Cũng tại hội thảo, Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường chia sẻ về sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo ngoài khơi trong đó có PTSC.
Theo nghiên cứu của PTSC, để triển khai thành công một dự án điện gió từ giai đoạn tìm kiếm địa điểm đầu tư, đến chuẩn bị hồ sơ pháp lý, khảo sát, cho đến lúc phát điện thương mại mất khoảng 5-6 năm. Do đó, PTSC đã chuẩn bị các bước đầu tư năng lượng tái tạo ngoài khơi từ rất sớm trước khi bổ sung lĩnh vực điện gió vào ngành nghề kinh doanh của mình, bao gồm: Công tác marketing, tìm kiếm đối tác, tham dự các hội thảo chuyên ngành về lĩnh vực điện gió ngoài khơi do Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
tổ chức, cũng như hội thảo do các đại sứ quán của các nước có năng lực về điện gió ngoài khơi như Đan Mạch, Hà Lan, Đức… tổ chức, từ đó gặp gỡ đối tác, cập nhật thông tin cũng như các xu hướng chiến lược phát triển điện gió, năng lượng sạch của Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới.
Cần có những chính sách, cơ chế tạo điều kiện đầu tư cho điện gió ngoài khơiQua thời gian dài tích cực chuẩn bị, phát triển thị trường, PTSC đã làm việc và ký thỏa thuận hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác tiềm năng, chuẩn bị cho các bước đầu tư phát triển dự án điện gió ngoài khơi. Với năng lực, kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất, bãi chế tạo, hệ thống cảng phục vụ cho các dự án trong ngành công nghiệp Dầu khí, PTSC tự tin hoàn toàn có đủ khả năng tham gia vào tất cả các công đoạn dịch vụ của các dự án điện gió ngoài khơi.
Hiện PTSC đang đẩy mạnh nghiên cứu, tham gia đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, điển hình như kết hợp với Sarens để phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi; ký thỏa thuận phát triển chung với Sembcorp về việc hợp tác đầu tư, xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam; phối hợp với liên danh Semco Maritime và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC tham gia dự án điện gió ngoài khơi Đài Loan (Trung Quốc); và sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư tiềm năng xây dựng chuỗi cung ứng cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và khu vực.
Theo Tạp chí Petrotimes.