Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
 - cờ bạc cờ bạc

Thứ năm, 21/11/2024 | 16:03 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Bản tin Năng lượng xanh: Đợt nắng nóng kỷ lục ở châu Á đặt ra thử thách mới cho điện năng lượng tái tạo

25/06/2023
Nhiệt độ nóng kỷ lục trên khắp châu Á đang đặt ra các thử thách cho đội ngũ phát triển điện năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng ở châu Á, làm nổi bật nhu cầu cung cấp điện dự phòng, yêu cầu cải cách thuế quan và nâng cấp hệ thống truyền tải để tăng độ tin cậy của mạng lưới điện, ngăn chặn các sự cố làm chậm lại việc sử dụng năng lượng xanh.

Đợt nắng nóng kỷ lục ở châu Á đặt ra các thử thách mới cho hệ thống điện năng lượng tái tạo
Nhiệt độ ở các khu vực trong khu vực đã vượt ngưỡng 40 độ C (104 độ F) vào cuối tháng 4, sớm hơn thường lệ, gây ra thiệt hại cơ sở hạ tầng trên diện rộng và sự cố mất điện.
Công ty tư vấn Rystad cho biết tại Trung Quốc, nơi năng lượng tái tạo chiếm hơn một nửa hỗn hợp năng lượng điện, các nhà chức trách đã duy trì các nhà máy đốt than và khí đốt dự phòng để đáp ứng nhu cầu và lượng tiêu thụ điện tăng đột biến do nắng nóng sớm.
Tại Ấn Độ, một quan chức Bộ Điện lực Liên bang cho biết, bang Rajasthan sản xuất năng lượng mặt trời hàng đầu của Ấn Độ, đã nhận được “những cảnh báo sớm” về những thách thức kỹ thuật có thể phát sinh khi tăng sử dụng năng lượng tái tạo.
Việc cải thiện độ tin cậy của mạng lưới điện liên quan đến chi phí nâng cấp tốn kém. Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự đoán rằng chỉ riêng việc cải thiện mạng lưới truyền tải và phân phối có thể sẽ tiêu tốn ít nhất 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Không giống như thủy điện và khí đốt, điện từ năng lượng mặt trời và gió khó dự báo và khó kiểm soát hơn vì nó thay đổi theo điều kiện thời tiết địa phương và không thể tăng hoặc giảm để đáp ứng nhu cầu tăng hoặc giảm đột ngột. Các cơ quan quản lý lưới điện cần xây dựng một lưới điện có thể điều chỉnh điện áp và tần số dựa trên hoạt động của năng lượng mặt trời. Đương nhiên đây là một thách thức lớn.
Ở châu Á cũng đang thiếu một cơ chế khuyến khích năng lượng tái tạo. Lauri Myllyvirta, nhà phân tích hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng sạch và Không khí cho biết, ở châu Á không có cơ cấu thuế nhằm khuyến khích việc vận hành các nhà máy điện chạy bằng than hoặc khí đốt chỉ vận hành trong một số giờ cao điểm mỗi ngày, dẫn đến việc các nhà vận hành lưới điện khai thác các nhà máy nhiên liệu hóa thạch càng nhiều càng tốt. Nếu không đưa ra các cấu trúc thuế quan phù hợp khuyến khích sản xuất nhiệt linh hoạt, việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ diễn ra chậm hơn. Trung Quốc và Ấn Độ đang xem xét các cách để khuyến khích sự vận hành linh hoạt, nhưng chưa có một chính sách toàn diện nào được thực hiện.
Nhiều khu vực ở châu Á bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đã phải đối mặt với tình trạng mất điện trong những tuần gần đây do nắng nóng gay gắt, và Việt Nam cũng là một ví dụ cần nghiên cứu. Hơn một nửa công suất lắp đặt năng lượng tái tạo của Việt Nam không sử dụng được trong đợt nắng nóng gần đây, gây ra tình trạng mất điện do mực nước thấp tại các đập sản xuất thủy điện và không thể tích hợp đầy đủ công suất năng lượng mặt trời mới lắp đặt.
Pablo Hevia-Koch, người đứng đầu hội nhập năng lượng tái tạo tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết một phần của vấn đề ở Việt Nam là các trang trại năng lượng mặt trời được xây dựng cách xa nơi cần nguồn điện nhất. Hevia-Koch cho biết: “Khi có sự không phù hợp giữa nơi sản xuất và nơi có nhu cầu, điều đó sẽ gây ra một số căng thẳng cho hệ thống”.
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, công suất năng lượng xanh ở châu Á đã tăng 12% trong năm 2022, tốc độ nhanh nhất trong số các khu vực chính trên thế giới. Phần lớn sự tăng trưởng đó đến từ năng lượng gió và mặt trời, kết hợp lại sẽ chiếm 14% trong tổng số, từ 1% vào năm 2011.Wood Mackenzie dự đoán tỷ lệ năng lượng tái tạo, bao gồm cả thủy điện, trong hỗn hợp năng lượng của châu Á sẽ tăng gấp đôi, lên 28% trong năm nay.
Liên doanh của Vikram Solar của Ấn Độ đầu tư 1,5 tỷ USD vào các nhà máy mới ở Mỹ
Hôm thứ Năm, một liên doanh mới, được đầu tư bởi nhà sản xuất tấm pin mặt trời Ấn Độ Vikram Solar Ltd, cho biết họ sẽ đầu tư tới 1,5 tỷ USD vào chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời của Mỹ, bắt đầu với một nhà máy ở Colorado vào 2024.
Đây là thông báo mới nhất của một nhà sản xuất nước ngoài đang tìm cách tận dụng các ưu đãi trong Luật Giảm phát (IRA) mang tính bước ngoặt của Tổng thống Joe Biden, để thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo.
Công ty mới thành lập, VSK Energy LLC, có mục đích phát huy công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời rộng lớn của Ấn Độ, nỗ lực thúc đẩy xây dựng lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch của Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc.
VSK là liên doanh giữa Vikram có trụ sở tại Kolkata và hai đối tác có trụ sở tại New York, là công ty cổ phần tư nhân tập trung vào tính bền vững Phalanx Impact Partners và Das & Co, một công ty đầu tư và phát triển có cổ phần năng lượng mặt trời ở cả Mỹ và Ấn Độ.
Sriram Das, Giám đốc điều hành của Das & Co và là Chủ tịch của liên doanh cho biết Vikram là công ty tốt nhất trong số các công ty Ấn Độ tham gia vào sản xuất và hoạt động năng lượng tái tạo.
Công ty sẽ bắt đầu sản xuất các mô-đun ở Brighton, Colorado vào năm tới và có kế hoạch mở cơ sở thứ hai ở một bang miền nam nước Mỹ, nhưng không được tiết lộ tên, vào năm 2025, nơi sẽ sản xuất các tấm mỏng và thỏi, các khối xây dựng cho các tấm pin mặt trời. Cơ sở trị giá 250 triệu USD ở Colorado sẽ tạo ra hơn 900 việc làm và ban đầu có khả năng sản xuất 2 gigawatt (GW) mô-đun mỗi năm, và có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng đó. VSK sẽ đầu tư tới 1,25 tỷ USD vào nhà máy thứ hai, dự kiến ​​sẽ tạo ra hơn 1.500 việc làm.
Thống đốc Colorado Jared Polis coi đây là một sự kiện lớn đối với bang của ông, nơi có thể thu hút cơ sở với lực lượng lao động được đào tạo bài bản và vị trí trung tâm gần các thị trường năng lượng mặt trời lớn của Mỹ.
Gyanesh Chaudhary, Chủ tịch của Vikram Solar, cho biết quyết định đầu tư này cơ bản dựa vào các chính sách của Mỹ khuyến khích sản xuất năng lượng sạch. Theo IRA, các dự án năng lượng mặt trời được xây dựng với các tấm pin chứa thiết bị được sản xuất trong nước Mỹ có thể nhận được khoản tín dụng thuế thưởng hấp dẫn trị giá 10% chi phí của dự án. Hiện nay, đa số các thiết bị năng lượng mặt trời trong các dự án của Mỹ được nhập khẩu từ châu Á.
Theo các chuyên gia, cũng như Mỹ, Ấn Độ trợ cấp sản xuất năng lượng mặt trời trong nước và đánh thuế nhập khẩu để giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc và đang trên đà tự cung tự cấp vào năm 2026.
BP, Orsted đạt được thỏa thuận giải quyết việc chồng lấn tại các trang trại gió Endurance CCS, Hornsea 4 tại Biển Bắc của Anh
BP và Orsted đã giải quyết tranh chấp liên quan đến một khu vực chồng lấn ở Biển Bắc của Anh giữa dự án thu giữ carbon Endurance do BP dẫn đầu và trang trại gió Hornsea 4 theo kế hoạch của công ty Đan Mạch Orsted.
Anh đã cấp giấy phép sơ bộ cho cả hai dự án nói trên. Đây là những dự án được đưa ra từ hơn một thập kỷ trước, sự chồng lấn khoảng 110 km vuông dưới đáy biển đã là trở ngại đối với việc triển khai hai dự án trong quá khứ.
Trong một thông báo được công bố hôm thứ Hai (19/6) trên trang web cấp phép quy hoạch cơ sở hạ tầng của chính phủ Anh cho Hornsea 4, BP và Orsted xác nhận rằng họ đã đạt được thỏa thuận thương mại và BP không còn ý kiến ​​phản đối đối với Hornsea 4, và đồng ý rút lại bất kỳ và tất cả các tuyên bố trước đó của BP liên quan đến Hornsea 4./.
Thanh Bình
(Source: Reuters)

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map