Ảnh minh họaThị trường khí đốt tự nhiên tiến tới việc tái cân bằng dần dần vào năm 2023 mặc dù về nguyên tắc cơ bản thì các nguồn cung ngày càng bị siết chặt hơn. Nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở Châu Âu và các thị trường lớn ở Châu Á đã làm giảm bớt tác động của nguồn cung khí đốt tự nhiên sau cú sốc nguồn cung xảy ra trong năm 2022. Mức giá bán khí đốt tự nhiên đã sụt giảm đáng kể vào năm 2023 mặc dù mức giá đó vẫn nằm ở trên mức trung bình đạt được trong lịch sử, cả ở Châu Á và Châu Âu.
Thị trường khí đốt tự nhiên dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào năm 2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp và năng lượng ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Châu Á và các nước giàu tài nguyên khí đốt ở Châu Phi và khu vực Trung Đông. Theo dự báo thì một sự quay trở lại với điều kiện thời tiết mùa đông trung bình sau mùa đông năm 2023 đặc biệt ôn hòa, dự kiến sẽ hỗ trợ nhu cầu sưởi ấm không gian tăng cao hơn ở khu vực Bắc bán cầu. Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng năng lượng tái tạo và cải thiện sự sẵn có của năng lượng hạt nhân có khả năng làm giảm bớt các yêu cầu đối với nhu cầu khí đốt phục vụ cho sản xuất điện ở các thị trường lớn.
Mức tồn kho cao cùng với triển vọng nguồn cung cải thiện sẽ đem lại cho thị trường khí đốt tự nhiên một số kỳ vọng cho năm 2024. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị, sự hạn chế vận chuyển gia tăng, một số dự án LNG bị chậm trễ về mặt tiến độ và điều kiện thời tiết khá bất lợi có thể làm gia tăng căng thẳng thị trường và biến động giá nhiên liệu. Việc đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt tự nhiên vẫn là vấn đề then chốt của khía cạnh hoạch định chính sách năng lượng và những rủi ro liên quan đến triển vọng được nêu trong báo cáo này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế, bao gồm việc đánh giá và thực hiện các phương án linh hoạt về chuỗi giá trị khí đốt tự nhiên và LNG.
Tài liệu này thuộc Báo cáo thị trường khí đốt hàng quý của IEA cung cấp đánh giá kỹ lưỡng về thị trường đã phát triển trong năm 2023 và triển vọng ngắn hạn trong năm 2024, bao gồm sự quan tâm đặc biệt đến phát thải khí nhà kính GHG dọc theo chuỗi cung ứng khí đốt nhằm đánh giá các sáng kiến giảm phát thải CO₂ được thực hiện bởi các nhà sản xuất khí tự nhiên và LNG lớn nhất cùng như người tiêu dùng. Được coi là một phần trong hoạt động về Chương trình hành động về khí thải thấp của IEA, Báo cáo có phần đề cập đến chính sách và thị trường phát triển liên quan đến biomethane, hydrogen phát thải thấp và e-metan.
Thị trường khí đốt tự nhiên chuyển sang trạng thái tái cân bằng vào năm 2023 và dự báo sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2024
Sau cú sốc nguồn cung khí năm 2022, thị trường khí đốt tự nhiên thế giới đã chuyển sang trạng thái tái cân bằng dần dần vào năm 2023 do kịp thời thực hiện các chính sách hành động, các tác nhân của thị trường và điều kiện thời tiết thuận lợi. Giá khí đốt tự nhiên tụt giảm khá đáng kể so với mức giá tăng cao vào năm 2022 song được cho là vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử ghi nhận ở Châu Á và Châu Âu. Thanh khoản của thị trường đã được cải thiện diễn ra tại tất cả các thị trường trọng điểm trong bối cảnh giao dịch mua bán khí đốt tự nhiên vẫn tăng cao. Bất chấp sự tái cân bằng dần dần trên, thị trường khí đốt tự nhiên vẫn được siết chặt đối với nguồn cung và giá cả tiếp tục có những biến động tăng cao. Thị trường khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2024 mặc dù việc mở rộng sử dụng và tiêu thụ khí đốt sẽ bị hạn chế ở các thị trường nhập khẩu bởi sự gia tăng những hạn chế của nguồn cung LNG toàn cầu.
Giá khí đốt tự nhiên sụt giảm mạnh ở tất cả các thị trường trọng điểm 2023
Giá LNG giao ngay tại Châu Á và giá trung tâm Châu Âu đã sụt giảm hơn một nửa kể từ năm 2022 song vẫn cao hơn gấp đôi so với giá mức trung bình từ các năm 2016 đến 2020. Nguồn cung khí đốt tự nhiên vẫn bị siết chặt trong bối cảnh sản lượng LNG tăng thêm +13 bcm song vẫn không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm liên tục trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống của Nga tới Châu Âu ở mức -38 bcm. Mức tăng trưởng sản lượng LNG giảm ít không như kỳ vọng trước đó do có sự kết hợp giữa tiến độ chậm trễ của các dự án và các vấn đề nguồn cung bổ sung khí đốt tự nhiên. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia chiếm tới 80% nguồn cung LNG bổ sung và trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Sự mềm dịu đi của điều kiện thị trường vào năm 2023 chủ yếu là được thúc đẩy bởi nguồn cầu. Sự mở rộng nhanh chóng của năng lượng tái tạo và cải thiện tính sẵn có của năng lượng hạt nhân đã gây áp lực mạnh mẽ lên nhu cầu khí đốt tự nhiên ở Châu Âu và các thị trường lớn khác ở Châu Á, điều này đã khiến giá khí đốt tự nhiên rớt xuống thấp hơn. Điều kiện thời tiết mùa đông ôn hòa cùng với các biện pháp tiết kiệm dùng khí ga sưởi ấm cũng làm giảm việc sử dụng khí đốt trong khu dân cư và thương mại. Do vậy, nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu đã tăng thêm khoảng 0,5% (2023) song vẫn không đủ để bù đắp các khoản lỗ của năm 2022 khi nhu cầu sụt giảm tới 1,5%. Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ chủ yếu được hỗ trợ bởi Trung Quốc, khu vực Bắc Mỹ và các thị trường giàu tài nguyên khí đốt như Châu Phi và khu vực Trung Đông. Trung Quốc đã lấy lại vị thế cường quốc lớn nhất thế giới về nhập khẩu LNG với nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng lên mức 7%. Ngược lại, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở Châu Âu đã giảm xuống mức 7% so với mức hiện tại và đây là mức giảm thấp nhất kể từ năm 1995.
An ninh năng lượng liên quan đến nguồn cung, vấn đề khả năng chi trả và nỗ lực giảm phát khí thải đang định hướng các chính sách liên quan đến khí đốt tự nhiên
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đặt ra vấn đề an ninh năng lượng nguồn cung khí đốt tự nhiên lên hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng chính sách năng lượng. Các biện pháp chính sách và quy định mới được ban hành trong 2022 giúp tăng cường an ninh nguồn cung khí đốt thị trường tại các thị trường nhập khẩu trọng điểm và được bổ sung bằng các công cụ mới vào năm 2023. Liên minh Châu Âu (EU) đã triển khai Cơ chế chung về mua khí đốt (4/2023). Bốn vòng đấu thầu đã được tổ chức vào năm 2023 và tổng sản lượng nhu cầu khí đốt là 45 bcm được cho là phù hợp với nguồn cung thông qua nền tảng AggregateEU (tương đương với gần 15% nhu cầu khí đốt của EU). Singapore công bố kế hoạch mua bán tập trung khí đốt tự nhiên cho ngành điện của đất nước (10/2023). Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã phát động chiến lược quốc gia “Vùng đệm LNG chiến lược” trước mùa đông 2023-2024. Ở Trung Quốc, Cơ quan Năng lượng quốc gia đã công bố phiên bản dự thảo của Chính sách sử dụng khí đốt tự nhiên nhằm đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo cho “sự tăng trưởng có trật tự về nhu cầu khí đốt tự nhiên” trong những năm tới.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế đối nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu khí nhà kính GHG trong chuỗi cung ứng khí đốt, IEA đã thực hiện một cuộc khảo sát về các sáng kiến, chính sách và quy định được ban hành bởi các nhà sản xuất và người tiêu dùng lớn nhất cả về lĩnh vực khí đốt tự nhiên và LNG. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên quan trọng và các nhà nhập khẩu đã đưa lời củng cố cho những cam kết của họ nhằm cắt giảm lượng khí thải CO₂ dọc theo chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên cho dù cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hài hòa với các giải pháp, giám sát và báo cáo cũng như xác minh cơ chế và khuyến khích các khoản đầu tư cần thiết để đạt được hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính GHG liên quan đến khí đốt tự nhiên.
Khí thải thấp được hưởng lợi từ động lực chính sách mạnh mẽ
Khí phát thấp tiếp tục được hưởng lợi từ một loạt các sáng kiến chính sách đưa ra năm 2023. EU đã đưa ra một chính sách mới về cơ chế tài chính; Ngân hàng Hydrogen và một cơ chế chính trị đã đạt được thỏa thuận về gói thị trường khí hydrogen và khí đã loại bỏ carbon; Hoa Kỳ công bố Chiến lược và lộ trình quốc gia về hydrogen sạch với tổng ngân sách đầu tư trị giá 7 tỷ USD là khoản hỗ trợ của Liên bang nhằm khởi động thiết lập các Trung tâm hydrogen sạch ở bảy tiểu bang; Nhật Bản cũng đã công bố Chiến lược hydrogen cơ sở (6/2023) nhằm mục tiêu gia tăng quy mô nhu cầu về hydrogen trong nước lên mức 3 triệu tấn/năm vào năm 2030; Ấn Độ cũng đã công bố Sứ mệnh quốc gia về hydrogen xanh và phê duyệt sự pha trộn bắt buộc đầu tiên của khí sinh học được nén vào khí sinh hoạt cung cấp trong nước bắt đầu từ năm 2025.
Thị trường khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại vào năm 2024
Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu được dự báo sẽ tăng 2,5% vào năm 2024. Tăng trưởng nhu cầu dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường tăng trưởng nhanh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và các nước giàu tài nguyên khí đốt ở Châu Phi và khu vực Trung Đông. Nhu cầu khí đốt tự nhiên gia tăng sẽ được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghiệp cũng như nhu cầu tăng cao tại các khu dân cư và thương mại trong điều kiện giả định điều kiện thời tiết mùa đông trở lại bình thường sau thời tiết ôn hòa theo mùa diễn ra vào năm 2023. Dự báo giá điện khí chỉ tăng trong mức giới hạn do lượng khí đốt tự nhiên đứng ở mức cao hơn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; các khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông dự kiến sẽ đạt sản lượng khai thác một phần được bù đắp bằng việc tiếp tục cắt giảm sản lượng khí đốt tụ nhiên ở Châu Âu.
Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm ở Châu Á và Châu Âu sẽ gia tăng bởi sự hạn chế trong nguồn cung LNG toàn cầu với dự báo chỉ tăng ở mức 3,5%. Tuy nhiên, dự báo này đi kèm với một phạm vi rộng chưa chắc chắn một cách bất thường. Sự chậm trễ khởi động dự án có thể xảy ra ở nhà máy hóa lỏng mới và bối cảnh địa chính trị gia tăng căng thẳng, sẽ ngày càng trở nên tồi tệ đối với các vấn đề về nguồn cung khí đốt tự nhiên tại các dự án cũ cụ thể và các rủi ro liên quan đến vận chuyển đều thể hiện mức rủi ro giảm xuống đối với triển vọng hiện tại, điều này có thể gây ra biến động giá cả khí đốt tự nhiên trong năm 2024./.