Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
 - cờ bạc cờ bạc

Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:21 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Châu Á - điểm khởi đầu của một cuộc cách mạng xe điện

23/03/2024
Các nền kinh tế mới nổi đang tận dụng vị thế là nước phát triển muộn, để tăng cường sức mạnh kinh tế thông qua đầu tư lớn vào xe điện, nhằm đạt được lợi thế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Cuộc cạnh tranh xe điện đang ngày càng nóng trên toàn cầu. Ảnh minh họa: carnewschina
Theo trang “Diễn đàn Đông Á”, sự xuất hiện của xe điện (EV) ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang phần nào định hình lại nền kinh tế khu vực, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về sản xuất và doanh số bán hàng, khi các nhà máy xe điện mới “mọc” lên trên khắp châu Á.
Các nền kinh tế mới nổi đang tận dụng vị thế là nước phát triển muộn, để tăng cường sức mạnh kinh tế thông qua đầu tư lớn vào xe điện, trợ cấp chiến lược và các chính sách tài chính rộng hơn. Sự cạnh tranh trong khu vực về các khoáng sản quan trọng và giữa các nhà sản xuất ô tô lâu đời, cũng như các hãng xe điện mới đang thúc đẩy sự gián đoạn kỹ thuật của công nghệ xanh này.
Thật vậy, các cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ xanh đã tạo ra sự gián đoạn kinh tế, có khả năng định hình lại nền kinh tế toàn cầu, với một loạt “kẻ thắng, người thua” mới. Cuộc đua khốc liệt nhất có thể là ở châu Á, do khu vực này nằm tại vị trí trung tâm trong nền kinh tế thế giới và cạnh tranh địa chính trị.
Trong số các lĩnh vực công nghệ xanh, có ba lĩnh vực dẫn đầu: xe chạy bằng năng lượng Mặt Trời, gió và điện. Các quốc gia đang rơi vào một cuộc đua cạnh tranh chính sách công nghiệp và môi trường để phát triển xe điện. Trên khắp châu Á, các nhà máy xe điện mới đã và đang được xây dựng. Nhiều chính phủ theo đuổi việc triển khai các biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và điện. Sự gia tăng của xe điện đang tạo điều kiện cho các nền kinh tế mới nổi ở châu Á chứng kiến các nền kinh tế mới nổi vượt lên trước các nền kinh tế phát triển trong việc áp dụng công nghệ vận tải mới này.
Trung Quốc rõ ràng là nước đi đầu. Năm 2023, 36% ô tô mới bán ra trên thị trường nước này là xe điện. Trung Quốc khi đó chỉ chiếm 57% doanh số bán xe điện toàn cầu. Nhưng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang trên đà sản xuất tới 36 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2025, đủ để thúc đẩy tỷ lệ này vượt lên ngưỡng cao hơn.
Khi nhu cầu về xe điện của Trung Quốc tăng lên, thị phần của các thương hiệu nước ngoài chậm chuyển sang sử dụng xe điện dần giảm. Trong giai đoạn 2021–2022, doanh số bán hàng của hãng Ford tại Trung Quốc giảm 34%, Nissan giảm 25%, Hyundai và General Motors giảm 21%, Honda giảm 12% và Volkswagen giảm 6%. Trong khi đó, doanh số của Tesla tăng 37% và doanh số của BYD tăng 84%.
Vào năm 2023, lần đầu tiên xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã vượt qua xuất khẩu của Nhật Bản, phần lớn là nhờ xuất khẩu “phương tiện năng lượng mới” tăng 80%. Các công ty ô tô Trung Quốc hiện thống trị lĩnh vực đầu tư nhà máy mới trên khắp Đông Nam Á. Do Trung Quốc giữ vai trò chi phối trong lĩnh vực xử lý lithium và sản xuất pin giá rẻ, khiến Đông Nam Á phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đối với những vật liệu này.
Để đối phó, các nền kinh tế mới nổi đang đầu tư nhanh chóng vào lĩnh vực này nhằm đẩy nhanh chiến lược phát triển quốc gia. Họ đang khai thác lợi thế của nhà phát triển muộn, được bổ sung các khoản trợ cấp và ưu đãi có mục tiêu.
Về xe điện, Thái Lan dẫn đầu ở Đông Nam Á. Xe điện chiếm 10% tổng doanh số bán ô tô của nước này trong năm 2023. Tính đến năm 2024, Thái Lan có công suất sản xuất ước tính là 350.000 xe mỗi năm – hoàn toàn được hỗ trợ bởi bảy nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Kết quả ngắn hạn là sự gia tăng số lượng xe điện Trung Quốc ở Thái Lan. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota, Honda và thậm chí cả Tesla hiện đang phản ứng và lên kế hoạch mở rộng công suất tương lai tại Thái Lan.     
Cam kết và chính sách tài chính của Bangkok đã thúc đẩy sự phát triển xe điện. Thái Lan đã thực hiện miễn thuế doanh nghiệp trong tám năm đối với các dự án xe điện, giảm 40% thuế nhập khẩu, cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 8% xuống 2% và trợ cấp cho xe điện đủ điều kiện.         
Indonesia cũng đang theo đuổi chiến lược cạnh tranh. Nước này tự hào có ba nhà máy xe điện, với công suất sản xuất ước tính là 270.000 xe vào năm 2026. Doanh số bán xe điện trong nước đạt 1,7% thị phần vào năm 2023. Do doanh số bán hàng bị hạn chế bởi giá xe điện và số trạm sạc hạn chế, Indonesia đã đưa ra thêm các ưu đãi thuế cho nhập khẩu xe điện hoàn chỉnh.                   
Ấn Độ đang đầu tư lớn vào xe điện, dẫn đầu là thương hiệu quốc gia Tata Motors, có công suất sản xuất 300.000 xe điện mỗi năm. Theo chương trình Áp dụng và Sản xuất Xe lai và Xe điện nhanh hơn, Chính phủ Ấn Độ cung cấp các khoản trợ cấp cho việc mua xe điện và xe hybrid (xe lai giữa điện và xăng). Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất và việc giảm giá xe điện trong nước gần đây trước khi Tesla gia nhập thị trường Ấn Độ nhấn mạnh tham vọng của nước này trong việc tăng cường sản xuất xe điện nội địa.         
Các nền kinh tế lâu đời trong khu vực – Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) – đã lựa chọn các bước chuyển đổi khác nhau tờ xe chạy bằng nhiên liệu truyền thống sang xe điện. Các công ty ô tô lớn nỗ lực tìm cách cân bằng khoản đầu tư khổng lồ và cơ sở khách hàng của họ vào ô tô động cơ đốt trong và xe hybrid với đầu tư vào xe điện.         
Nhật Bản có năng lực sản xuất xe điện rất hạn chế. Doanh số bán xe điện chỉ chiếm 2,2% thị phần vào năm 2023. Nhập khẩu xe điện đang tăng nhưng vẫn còn hạn chế. Toyota có kế hoạch đầu tư lớn nhưng không làm ảnh hưởng đến sự thống trị của xe hybrid.          
Hàn Quốc năng động hơn, với năng lực sản xuất xe điện khoảng 350.000 chiếc vào năm 2025 và doanh số đạt gần 120.000 chiếc vào năm 2022. Các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ do chính phủ đưa ra kể từ năm 2011 đã cho phép các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc theo kịp ngành công nghiệp xe điện. Các khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất địa phương cung cấp cho người tiêu dùng xe điện số tiền lên tới 6,8 triệu won (5.400 USD). Các nhà cung cấp xe điện cũng được hưởng lợi từ khoản tín dụng thuế lên tới 35%.          
Cuộc cạnh tranh về xe điện đã đẩy nhanh cuộc cạnh tranh về các khoáng sản quan trọng, đặc biệt là niken, coban và lithium. Indonesia đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu niken vào năm 2020 như một phần của “chiến lược hạ nguồn” nhằm tạo ra nhiều quy trình chế biến giá trị gia tăng trong nước hơn. Kết quả là sự đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc vào chế biến niken của Indonesia và thị phần ngày càng chiếm ưu thế của Indonesia, hiện chiếm hơn 50% sản lượng thế giới.           
Sản xuất xe điện là một ví dụ điển hình về sự gián đoạn thị trường xung quanh việc giới thiệu và phổ biến công nghệ mới. Ngành công nghiệp xe điện mang đến cơ hội cho những người mới tham gia tích cực và đổi mới từ các nền kinh tế công nghiệp hóa mới để thay thế những người chơi thống trị trong công nghệ cũ. Đây sẽ là một con đường gập ghềnh và ngành công nghiệp non trẻ này có thể sẽ phải đối mặt với những phản ứng bảo hộ ở các nền kinh tế tiên tiến.      
Theo Bnews/TTXVN.

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map