Trạm biến áp 110kV Đông Bình (Nghĩa Hưng) đang được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của doanh nghiệp và nhân dân. Hiện nay, lưới điện quốc gia cung ứng vào Nam Định thông qua 2 trạm biến áp 220kV đặt ở địa bàn phía Bắc và phía Nam tỉnh, tổng công suất các máy biến áp là 500MVA; đồng thời hệ thống điện đầu nguồn của tỉnh còn được liên kết, bổ sung từ các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam bảo đảm an toàn khi nhu cầu sử dụng tăng cao. Mức mang tải trung bình của các trạm biến áp 220kV trên địa bàn tỉnh hiện đạt khoảng 70%; tuy nhiên, vào một số thời điểm nắng nóng, trạm biến áp 220kV ở phía Nam tỉnh có mức mang tải tăng lên gần 90%. Từ hệ thống điện đầu nguồn, lưới điện tiếp dẫn đến 17 trạm biến áp 110kV đặt ở 10 huyện, thành phố của tỉnh với tổng công suất các máy biến áp 1.136MVA; mức mang tải bình quân của các trạm biến áp 110kV đạt khoảng 60%. Liền kề sau hệ thống điện 110kV, lưới điện tiếp tục phân bổ thành 2 cấp điện áp 35kV và 22kV gồm 122 xuất tuyến, gần 2.700km đường dây dẫn điện đến 4.465 máy biến áp lắp đặt ở các khu dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của khách hàng dùng điện.
Theo Sở Công Thương, nguồn điện hiện nay đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc thực hiện các dự án, hoạt động thi công các công trình lớn, trọng điểm của tỉnh như: Xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh; xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển; dự án đường trục phía Nam thành phố Nam Định; dự án cầu qua sông Đào; Bệnh viện Đa khoa tỉnh; dự án Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần (giai đoạn II)… Từ nay đến năm 2030, tỉnh Nam Định có kế hoạch xây dựng thêm 10 khu công nghiệp và khoảng 50 cụm công nghiệp; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, Mỹ Thuận; các Cụm công nghiệp Yên Bằng, Thanh Côi, Giao Thiện; các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại huyện Nghĩa Hưng… nên nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao. Dự kiến từ nay đến năm 2025, tổng công suất tăng thêm trên địa bàn tỉnh khoảng 500MW, trong đó phục vụ hoạt động ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên 450MW; điện thương phẩm tăng thêm khoảng 5.700 triệu kWh với mức tăng trưởng bình quân gần 9% mỗi năm; đến năm 2025, công suất cực đại toàn tỉnh (Pmax) đạt khoảng 1.100MW, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,25%...
Thực hiện Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 đã được Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
phê duyệt tại Quyết định số 1063/QĐ-BCT ngày 21-3-2016, ngành Điện đang tập trung đầu tư nhiều công trình điện quan trọng phục vụ nhu cầu không chỉ của địa phương mà còn truyền tải, liên kết với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cụ thể, dự án đường dây 500kV mạch 3 trên địa bàn tỉnh có 2 dự án thành phần với tổng chiều dài 55km, 145 vị trí chân cột đi qua các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực đang được gấp rút thi công, phấn đấu hoàn thành trong tháng 6-2024…
Đối với hệ thống điện 220kV, ngành Điện tập trung triển khai các dự án: Xây dựng Trạm biến áp 220kV Hải Hậu và đường dây đấu nối, khởi công cuối năm 2023, phấn đấu hoàn thành trong quý I năm 2025; đường dây 220kV Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa, dự kiến khởi công tháng 3-2026, hoàn thành tháng 6-2027…
Đối với hệ thống điện 110kV, trong giai đoạn 2021-2025, ngành Điện triển khai trên địa bàn tỉnh 17 dự án, tổng mức đầu tư gần 1.800 tỷ đồng; trong đó hiện có 7 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 10 dự án đang xây dựng.
Ngoài ra, từ năm 2023 đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Rạng Đông đang thực hiện đầu tư xây dựng mới dự án đường dây và Trạm biến áp 110kV Khu công nghiệp Rạng Đông 1 để bảo đảm cấp điện trong nội bộ Khu công nghiệp Rạng Đông với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng…
Đối với hệ thống điện hạ thế, từ năm 2023 đến nay trên địa bàn tỉnh đã khởi công 48 dự án, hiện hoàn thành đóng điện 37 dự án, xây dựng mới 292 trạm biến áp; qua đó quy mô công suất các máy biến áp phân phối tăng thêm 90.890kVA, xây dựng mới và cải tạo thêm được 228,3km đường dây trung hạ áp, hoàn thành 9 mạch vòng, 85 thiết bị đóng cắt trên lưới điện. Đặc biệt, Công ty Điện lực Nam Định vừa hoàn thành đầu tư xây dựng, đóng điện kịp thời một số đường dây cung ứng điện cho các Khu công nghiệp Mỹ Thuận, Mỹ Trung, Bảo Minh mở rộng phục vụ chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
Từ nay đến cuối năm 2024, Công ty Điện lực Nam Định tiếp tục triển khai thi công thêm 10 dự án, cấy thêm 83 trạm biến áp chống quá tải lưới điện nông thôn; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trạm biến áp 110kV Mỹ Trung, lắp đặt máy biến áp thứ 2 ở Trạm 110kV Hiển Khánh; nâng công suất các Trạm biến áp 110kV Lạc Quần, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Phi Trường; cải tạo, nâng cấp tuyến đường dây 110kV Nghĩa Hưng - Hải Hậu.
Căn cứ vào Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh, thời gian tới ngành Điện tiếp tục đầu tư, xây dựng thêm những công trình điện phù hợp, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Nam Định mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi thông tin, hỗ trợ ngành Điện trong triển khai các thủ tục dự án, cũng như trong quá trình triển khai thi công; chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Các ngành, địa phương tăng cường phối hợp với ngành Điện trong công tác kiểm tra, tuyên truyền bảo vệ hành lang lưới điện để người dân chấp hành nghiêm các quy định nhằm ngăn chặn sự cố lưới điện và giảm tai nạn điện.
Theo Báo Nam Định