Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
 - cờ bạc cờ bạc

Thứ bảy, 23/11/2024 | 19:57 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà: Làm sao để an toàn, tránh nguy cơ cháy nổ?

16/07/2023
Điện mặt trời mái nhà được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, do đó việc lắp đặt hệ thống này hiện nay được hưởng nhiều chế độ ưu đãi. Các điều kiện thuận lợi này khiến việc lắp đặt và vận hành điện mặt trời mái nhà diễn ra ồ ạt.
Việc bùng nổ các nhà cung cấp, thi công, lắp đặt điện năng lượng mặt trời khiến công tác kiểm soát thiết bị, vật liệu, chất lượng linh kiện điện năng lượng mặt trời gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ cháy nổ và chập điện ngày càng cao.
Nhiều chế độ ưu đãi, không cần giấy phép
Điện mặt trời mái nhà là nguồn điện sạch, tái tạo có tính chất phân tán, quy mô nhỏ, được tiêu thụ tại chỗ, giảm tổn thất của quá trình truyền tải, phân phối, tận dụng hạ tầng lưới điện hiện có của ngành điện. Đặc biệt, đây là nguồn điện có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày, trong giờ cao điểm của hệ thống điện, giúp giảm đỉnh phụ tải. Đây cũng là loại hình năng lượng tái tạo tận dụng được diện tích mặt bằng mái nhà tại các khu dân cư, doanh nghiệp vốn đã có sẵn cơ sở hạ tầng lưới điện đầy đủ, thuận tiện trong việc đấu nối...

Vụ cháy nổ hệ thống điện mặt trời mái nhà xảy ra tại Công ty nhựa ABC, Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Những năm gần đây, điện mặt trời mái nhà đã trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp và nhà dân lựa chọn nhằm tận dụng nguồn năng lượng mặt trời cho nhu cầu sử dụng. Cùng với đó, để giảm áp lực lên lưới điện quốc gia, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển loại hình này. Cụ thể, ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng tiếp theo Quyết định số 11/2017/QĐTTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Theo quyết định này, điện mặt trời mái nhà sẽ được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Giá điện sẽ được quy định theo từng trường hợp, từng địa phương và thời gian nhất định. Từ sau năm 2020, các dự án điện mặt trời nối lưới sẽ áp dụng cơ chế lựa chọn cạnh tranh nhằm phát triển điện mặt trời với chi phí cạnh tranh, bám sát xu hướng phát triển của thị trường công nghệ và giá thiết bị trên thế giới.
Mới đây nhất, cuối tháng 6/2023, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã xây dựng dự thảo và có báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, áp dụng cho hệ thống lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của các doanh nghiệp để tự sử dụng mà không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó, tổng công suất hệ thống điện mặt trời mái nhà tự dùng trên toàn quốc được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất và thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt. Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện.
Các hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại công sở được ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện. Các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt vào hệ thống điện đã được đấu nối theo quy định về hệ thống điện phân phối không phải thực hiện thỏa thuận đấu nối. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tổ chức, cá nhân đầu tư, lắp đặt, sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.

Điện mặt trời mái nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu không kiểm soát tốt.
Dự thảo được ban hành đã nhận nhiều sự đồng tình và ủng hộ của các chuyên gia cũng như người dân. Theo giới chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo khá dồi dào và đa dạng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sinh khối... Trong đó, khu vực miền Trung và miền Nam có tiềm năng lớn về điện mặt trời mái nhà. Việc phát triển điện mặt trời mái nhà còn giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm, giảm giá mua điện bậc cao.
Nguy cơ cháy nổ hiện hữu
Tuy được ưu tiên phát triển nhưng việc ồ ạt, bùng nổ các nhà cung cấp, thi công, lắp đặt điện năng lượng mặt trời khiến công tác kiểm soát thiết bị, vật liệu, chất lượng linh kiện điện năng lượng mặt trời gặp nhiều khó khăn. Từ đó, loại hình điện năng lượng mặt trời áp mái tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao, sẽ là mối đe dọa khôn lường nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. Điều này đã được nhiều cơ quan, đơn vị cảnh báo nhưng vẫn có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Mới đây, vào khoảng 7 giờ sáng ngày 20/6/2023, gia đình chị Nguyễn Thị Hoa Mỹ ở số 6, đường Sen Hồ, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đang ngủ thì nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn liên tiếp, khói đen tỏa ra từ tầng 3. Chạy lên kiểm tra, vợ chồng chị Mỹ phát hiện thiết bị lưu trữ điện năng lượng mặt trời bị cháy nổ, khí độc lan xuống các tầng và sang nhà bên cạnh.
Theo chị Mỹ, hệ thống điện năng lượng mặt trời mới được lắp đặt cách đấy 4 ngày, trị giá gần 170 triệu đồng, do một đơn vị ở tỉnh Hà Nam cung cấp. Thiết bị này bố trí ở khu vực tầng 3 của căn nhà. Khu vực lắp đặt thiết bị lưu trữ điện là gian thờ, không có nhiều chất gây cháy nên không xảy ra cháy lan. Dù đám cháy sau đó được cơ quan chức năng nhanh chóng dập tắt, sự cố đã được xử lý, không có thiệt hại về người, tuy nhiên, đây tiếp tục là một cảnh báo cho các hộ dân đang lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời.

Vụ cháy nổ hệ thống lưu trữ điện mặt trời tại một hộ dân ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an huyện Việt Yên) phân tích, thiết bị lưu trữ điện gồm nhiều ắc quy, trong đó chứa hỗn hợp các loại hóa chất. Khi xảy ra sự cố, quá trình cháy sản sinh ra các loại khói, khí độc (nhiều nhất là CO). Khí này vào cơ thể sẽ tiêu diệt các hồng cầu trong máu. Người hít phải sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, lịm dần, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì thế, nếu không may sự cố xảy ra vào ban đêm (khi mọi người ngủ say) thì khói, khí độc sẽ càng gây nguy hiểm.
Trước đó, một vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại TP Đà Nẵng cuối năm 2022. Khoảng 8 giờ 15 phút ngày 31/12, khu nhà xưởng rộng 1.000 m2 của Công ty Nhựa ABC (tổng diện tích khoảng 6.000 m2) bất ngờ bốc cháy. Công ty Nhựa ABC, tại đường số 6, khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Một số công nhân dùng thiết bị chữa cháy tại chỗ để dập lửa nhưng bất thành. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP Đà Nẵng đã phải điều hàng chục xe chữa cháy chuyên dụng và hơn 100 cán bộ, chiến sĩ có mặt tại hiện trường để dập lửa.
Điều tra sau đó, nguyên nhân được xác định là do hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái của nhà xưởng bị sự cố dẫn đến chập cháy. Ngọn lửa tiếp tục cháy mạnh khi tiếp xúc các hạt nhựa chứa trong kho khiến cả kho chứa hàng rộng 1.000 m2 bị phát hỏa.
Cơ quan chức năng khuyến cáo các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ cấp điện sinh hoạt, sản xuất cần tuân thủ nghiêm biện pháp an toàn phòng cháy. Thiết bị phải được cơ sở có uy tín sản xuất, lắp đặt theo đúng thiết kế, chấp hành yêu cầu an toàn phòng cháy; kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Khi sử dụng, chủ hộ, cơ quan, đơn vị cần có nội quy, quy định bảo đảm an toàn phòng cháy; được tập huấn việc sử dụng cũng như nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do các sự cố cháy, nổ gây ra.
Giải pháp nào kiểm soát nguy cơ cháy nổ?
Trước sự phát triển ồ ạt của điện năng lượng mặt trời áp mái kéo theo nhiều nhà cung cấp thiết bị, vật tư cho loại hình này nở rộ. Vì thế, việc kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo các yếu tố về phòng chống cháy nổ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng, lắp đặt hệ thống này còn nhiều lỗ hổng khiến nguy cơ xảy ra cháy nổ đối với loại hình này rất cao.
Theo thông tin của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an, cháy nổ đối với hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều vị trí. Đơn cử có thể kể đến như lỗi tại dòng điện một chiều DC bắt nguồn từ việc tấm pin năng lượng trong hệ thống điện năng lượng mặt trời được cung cấp với chất lượng kém, không đạt chất lượng như trên tem mác của nhà sản xuất; hay trường hợp tấm pin mặt trời bị vỡ thì hơi ẩm sẽ xâm nhập vào bên trong và làm hư hại tấm pin năng lượng mặt trời, trong trường hợp xấu nhất thì sẽ gây hiện tượng cháy, nổ.
Lỗi dòng điện một chiều còn bắt nguồn từ lỗi cắm ngược cực âm - dương, lỗi hồ quang điện DC, lỗi tiếp địa DC, lỗi chạm đất DC,... Ngoài ra, còn lỗi ở hệ thống xoay chiều AC, xảy ra khi người dùng đấu nhầm pha với nhau thì gây nên hiện tượng đoản mạch hay nghiêm trọng hơn là gây hư hỏng inverter; kéo xước dây: xước dây AC, gây ra hiện tượng hở mạch, nguy hiểm cho hệ thống, gây chập điện và cháy nổ,...
Để hạn chế tối đa sự cố cháy nổ xảy ra, người dùng cùng đơn vị lắp đặt cần phải áp dụng nghiêm các tài liệu chuẩn như QCVN 06:2021/BXD, TCVN 3890:2009, TCVN 5738:2001, TCVN 7336:2003 cùng các tiêu chuẩn nước ngoài (trường hợp chủ đầu tư đề nghị áp dụng) và thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 3288/C07-P4 ngày 8/9/2020 của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và các quy định khác của pháp luật phòng cháy chữa cháy hiện hành trong việc thiết kế, xây dựng các nhà máy điện mặt trời.
“Tấm pin và inverter phải được bố trí tại khu vực có diện tích rộng lớn cách xa các hạng mục khác của nhà máy. Các central-inverter phải trang bị hệ thống báo cháy tự động để kịp thời phát hiện sự cố cháy, nổ. Cho phép sử dụng báo cháy tích hợp với hệ thống điều khiển và giám sát công nghệ (SCADA) khi phòng điều khiển hệ thống này có người trực 24/24. Không lắp đặt tấm pin mặt trời phía trên các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B cũng như các gian phòng khác mà trong quá trình hoạt động có khả năng tích tụ khí, bụi cháy; hạn chế việc bố trí tấm pin trên các gian phòng làm kho hoặc các gian phòng lưu trữ khối lượng lớn chất cháy” - một chuyên gia về phòng cháy chữa cháy cho hay.
Theo các chuyên gia, hệ thống điện mặt trời phải được trang bị các thiết bị ngắt khẩn cấp; thiết bị này cần được bố trí cả ở vị trí inverter và vị trí tủ đóng cắt. Tại các vị trí này phải niêm yết hướng dẫn, quy trình vận hành. Tại khu vực gần lối lên mái phải có các sơ đồ bố trí tấm pin trên mái và sơ đồ đấu nối hệ thống để phục vụ việc ngắt kết nối các tấm pin trên mái khi có sự cố và phục vụ công tác chữa cháy.
Theo CAND

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map