Trước thực trạng nguồn cung khí nội địa đang trong quá trình suy giảm nhanh, để đáp ứng nhu cầu khí làm nhiên liệu cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện thì bổ sung nguồn LNG nhập khẩu là yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến nhập khẩu và kinh doanh LNG cũng như có chính sách huy động khí cho điện ổn định, lâu dài.
Cấp thiết phải bổ sung nguồn LNG nhập khẩu
Sau thời gian dài khai thác, các mỏ khí thiên nhiên trong nước đang trong quá trình suy giảm sản lượng. Với các nguồn khí đang khai thác hiện hữu, ước tính sản lượng khí sẽ suy giảm từ hơn 6 tỷ m3 khí/năm hiện nay, xuống còn khoảng 4 tỷ m3 khí/năm kể từ năm 2028. Khả năng cấp khí cho các nhà máy điện cũng suy giảm mạnh, như khu vực Đông Nam bộ, ước tính từ năm 2024 – 2030 với các nguồn khí hiện nay, khả năng cấp khí cho khu vực này chỉ bằng từ 46 - 3% so với mức của năm 2019 (6,6 tỷ m3/năm).
PV GAS nhập khẩu LNG cho sản xuất điện trong tháng 4/2024 Trước thực trạng đó, việc bổ sung nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu là yêu cầu tất yếu để đáp ứng nguồn cung nhiên liệu sơ cấp cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với nhu cầu năng lượng của đất nước ngày càng tăng cao, cũng như yêu cầu chuyển dịch sang sử dụng các nguồn nhiên liệu xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính.
Việc này cũng phù hợp với mục tiêu của quốc gia trong lĩnh vực LNG, đáp ứng yêu cầu nguồn điện chạy nền ổn định cho hệ thống điện. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2023, tỷ lệ điện khí nói chung, điện LNG nói riêng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Cụ thể, đến năm 2030, điện khí và LNG sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, trong đó nhiệt điện khí là 14.930 MW, chiếm 9,9% và nhiệt điện LNG là 22.400 MW, chiếm 14,9%.
Đến nay, cả nước chỉ có 1 kho LNG Thị Vải được đưa vào vận hành vào năm 2023 với công suất qua kho 1 triệu tấn/năm (khoảng 1,4 tỷ Sm3/năm), công suất tái hóa khí tối đa là 5,7 triệu Sm3/ngày. Vừa qua, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hạn, nắng nóng kéo dài, nhu cầu tiêu dùng điện tăng cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện quốc gia; thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc “đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới”, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã chủ động triển khai việc nhập khẩu LNG để cung cấp cho các Nhà máy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty phát điện 3 (EVNGENCO3) và các khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ.
Trong tháng 4 vừa qua, PV GAS đã liên tiếp nhập hai chuyến tàu LNG về Việt Nam để bổ sung nguồn khí cho sản xuất điện. Cụ thể, ngày 29/4/2024, PV GAS tiếp nhận gần 60.000 tấn LNG từ tàu Hoegh Gandria. Trước đó, là chuyến hàng trên tàu Al Jassasiya được nhập vào nửa đầu tháng 4/2024 với gần 70.000 tấn LNG.
Tính đến ngày 30/4/2024, tổng lượng khí LNG đã được PV GAS cam kết cung cấp cho EVN đạt khoảng 160 triệu m3 khí, tương đương lượng điện sản xuất từ LNG đạt khoảng 850 triệu KWh.
Cần chính sách ổn định cho đầu tư, phát triển
Mặc dù kho LNG Thị Vải đã đi vào vận hành từ năm 2023 và LNG đã được cung ứng ra thị trường cho điện và khách hàng công nghiệp, nhưng hiện nay cơ chế chính sách liên quan đến nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ LNG vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là cơ chế cung cấp LNG cho điện, giá mua/bán LNG, cước phí tồn trữ và tái hóa, …
Các Bộ, ban, ngành và Chính phủ đang trong quá trình xem xét, tháo gỡ các nút thắt về chính sách liên quan đến cơ chế và hạ tầng trong công tác triển khai sản phẩm LNG tại Việt Nam.
Cần có chính sách huy động khí cho sản xuất điện/ huy động điện khí phù hợp cho phát triển Một số đề xuất tháo gỡ về cơ chế, chính sách với LNG như: Kiến nghị về xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng với các quy định cụ thể về cơ chế chuyển ngang giá, bao tiêu khối lượng, nguyên tắc về cước phí, góp phần xây dựng thị trường kinh doanh LNG minh bạch, công bằng và bền vững; xây dựng cơ sở hạ tầng kho LNG trung tâm (LNG Hub) nhằm tối ưu hóa nguồn lực, tài nguyên của đất nước…; các chính sách về bao tiêu, cung cấp LNG cho sản xuất điện.
Bên cạnh đó, tình trạng huy động khí, đặc biệt là huy động khí cho điện nhiều năm qua thiếu ổn định, bấp bênh, đã và sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch khai thác khí trong nước cũng như nhập khẩu, cung ứng, đầu tư cơ sở hạ tầng LNG. Có thể thấy, trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, ngoài một vài tháng cao điểm nắng nóng thì thời gian dài trong năm, huy động khí cho điện, cũng như điện khí không được ưu tiên, ở mức rất thấp so với kế hoạch, thậm chí nhiều nhà máy điện khí thường xuyên không được huy động, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, vận hành an toàn các nhà máy cũng như tính an toàn, ổn định cho hệ thống điện quốc gia.
Trong khi đó, việc giảm huy động khí cho phát điện còn kéo theo việc giảm khai thác khí ở các mỏ dầu khí ngoài khơi. Điều này sẽ gây thiệt hại do giảm nguồn thu của nhà nước trong hoạt động khai thác dầu khí thượng nguồn bao gồm thuế tài nguyên, phần chia lãi nước chủ nhà, phần chia lãi nhà thầu trong nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế xuất khẩu sản phẩm dầu khí, thuế giá trị gia tăng… Nguồn thu của nhà nước cũng sẽ bị sụt giảm tương ứng đối với hoạt động vận chuyển khí từ ngoài biển về bờ.
Ngoài ra, để có thể đạt được các thỏa thuận mua khí với phía chủ mỏ và các nhà đầu tư khai thác nguồn khí, Việt Nam phải chấp nhận nghĩa vụ bao tiêu trong các hợp đồng mua khí từ thượng nguồn và hạ nguồn nhằm có được các cam kết cấp khí ổn định cho vận hành các nhà máy điện. Trong tình hình huy động điện khí thấp, các nhà máy điện không thể thực hiện nghĩa vụ bao tiêu khí đối với chủ các mỏ khí, phát sinh nghĩa vụ khí trả trước của bên mua khí với các chủ mỏ khí với số tiền không nhỏ.
Do đó, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp điện, khí kiến nghị, cần ưu tiên huy động khí theo khả năng khai thác của các mỏ khí tự nhiên, phù hợp với cam kết của với các chủ mỏ, tránh phát sinh khí trả trước và đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu hệ thống điện không cao (giờ thấp điểm, mùa mưa…) để đảm bảo an toàn kỹ thuật của mỏ; cũng như có chính sách huy động điện khí hợp lý để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của các nhà máy điện, hệ thống điện quốc gia.
Bên cạnh đó, việc có chính sách/kế hoạch huy động khí/LNG ổn định, dài hạn cũng góp phần thúc đẩy phát triển các dự án nhập khẩu LNG và đưa LNG vào sử dụng một cách bền vững lâu dài, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ đầu tư chuỗi dự án khí-điện cũng như đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển đất nước.
Trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành, Tập đoàn, Tổng công ty liên quan về bảo đảm cung ứng điện trong mùa cao điểm nắng nóng cũng như cả năm 2024 vào ngày 20/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách phát triển điện khí.
Theo Báo Công Thương