Vai trò quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng
Tại Chỉ thị số 20/CT-TTg về tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025.
Doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, giúp tiết kiệm tiêu thụ điện năng Đồng thời, giảm bớt công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025. Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED.
Bên cạnh đó, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 được xây dựng với mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2019 - 2025 và từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 - 2030.
Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
, sử dụng năng lượng tiết kiệm là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP 26 (khẳng định lại tại COP 27) về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Đặc biệt, trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng dự báo vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Theo kết quả đánh giá của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020 - 2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua.
Do đó, cùng với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, thông tin: những năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trung bình đạt khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa trung bình mỗi năm tăng trên 1%, đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa của cả nước đạt 41,7%.
Tiêu thụ điện năng trong ngành xây dựng bao gồm khu vực công nghiệp và dân dụng chiếm từ 39 - 40% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia. Do đó, việc triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển công trình xanh của Bộ Xây dựng là rất cần thiết.
Địa phương, doanh nghiệp đồng hành
Tại hội thảo “Hoạt động tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Dự án Hỗ trợ kỹ thuật phân tán năng lượng Việt Nam tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc giảm mức tiêu thụ năng lượng và chuyển nhu cầu sử dụng điện sang các nguồn có thể tái tạo sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải sinh ra, trong đó sử dụng các nguồn năng lượng xanh là một phần quan trọng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận hành.
Năm 2023, Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thành phố tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Về phía Sở Công Thương Đắk Lắk cho hay, thông qua các hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương về sử dụng điện tiết kiệm, các đơn vị, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm nhiều hơn đến tiết kiệm điện năng, cũng như đã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao. Thiết kế xây dựng nhà xưởng tối đa hiệu quả chiếu sáng, thông gió, làm mát. Bảo dưỡng, thay thế thiết bị công nghệ lạc hậu, kiểm toán năng lượng được các cơ sở quan tâm thực hiện.
Với việc triển khai các chương trình sáng kiến, sáng tạo đến tất cả các bộ phận và áp dụng cho sản xuất, những năm qua, Công ty Cổ phần thép Asean (Đắk Lắk) đã có những sáng kiến tiết kiệm cho công ty hàng triệu KWh điện, hàng ngàn lít dầu, nhớt.
Trong sản xuất, Công ty luôn đặt ra định mức tiêu hao năng lượng và yêu cầu là phải cải thiện định mức mỗi năm, tiết kiệm năng lượng nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao giá thành cạnh tranh sản phẩm, giảm tác động môi trường. Công ty cũng đã đưa tự động hóa vào trong lưới điện trung hạ áp, nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị; chế biến nguyên vật liệu chuyên sâu để tiết giảm thời gian luyện thép, giảm tiêu hao điện năng.
Thực tế cho thấy, tiết kiệm năng lượng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Cụ thể như: Tiết giảm chi phí sản xuất, vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực ứng dụng công nghệ, cũng như uy tín thương hiệu trong bối cảnh sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đang trở thành tiêu chí trong cạnh tranh thương mại toàn cầu.
Theo Báo Công Thương