Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
 - cờ bạc cờ bạc

Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:44 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

app đánh bạc online

Chính sách về giá điện không còn phù hợp

25/07/2023
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, chính sách về giá điện như hiện nay không còn phù hợp cho giai đoạn tiếp theo, nên việc tiếp tục giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ điện sẽ gây thêm thiếu hụt và bất ổn trong cung ứng điện cho nền kinh tế.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Thưa ông, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”, trong đó, thị trường điện và chính sách giá điện là vấn đề được cả đại biểu Quốc hội và cử tri rất quan tâm. Nhưng hiện nay, ngay cả đánh giá tình hình cũng còn nhiều quan điểm rất khác nhau. Quan điểm của ông thế nào?
Theo tôi, cơ chế quản lý giá điện hiện nay có cả mặt được và không được.
Mặt được là dễ thực hiện quản lý nhà nước, giữ được giá điện ổn định ở mức khá thấp, qua đó, góp phần kiểm soát lạm phát, giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, không có biến động lớn có thể tác động bất lợi đến nhóm người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, đảm bảo quyền tiếp cận điện đối với nhóm người thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa và hải đảo…
Về mặt chưa được, có một số điểm đáng lưu ý, như tổng số chi phí sản xuất, kinh doanh điện, gồm phát điện, chuyển tải, phân phối bán buôn, bán lẻ điện và các dịch vụ phụ trợ hệ thống điện luôn là con số hay gây tranh cãi. Dư luận chung đều cho rằng, do EVN độc quyền và kinh doanh kém hiệu quả..., nên chi phí cao, giá bán điện tiêu dùng cao.
Tuy vậy, đi sâu xem xét một số thành tố, có thể thấy, nhờ có EVN “độc quyền” mua rẻ và bán rẻ điện và một số dịch vụ khác của mình, thì mới có tổng chi phí sản xuất - kinh doanh điện như những năm qua. Nếu tính đúng, tính đủ theo giá thị trường, thì giá điện có thể cao hơn mức người tiêu dùng phải trả như hiện nay.
Nhưng cũng không thể để EVN phải “độc quyền” mãi theo cách đó chứ, thưa ông?
Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET.SE) dự báo, tổng chi phí sản xuất - kinh doanh điện, nhất là giá phát điện, sẽ tăng lên đáng kể, nên giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng lên tương ứng. Trong bối cảnh đó, nếu vẫn tiếp tục quản lý, điều hành giá bán lẻ điện như hiện nay, thì EVN sẽ tiếp tục thua lỗ lớn, làm hao mòn và suy yếu tình hình tài chính của EVN, qua đó, có thể làm giảm sút nghiêm trọng khả năng huy động vốn đầu tư phát điện và chuyển tải điện cho nền kinh tế.
Cách thức quản lý giá điện hiện nay tạo nên tâm trạng và kỳ vọng xã hội về duy trì giá điện thấp và ổn định, từ đó, tạo nên “bức xúc xã hội” trước mọi thay đổi, điều chỉnh giá điện. Đồng thời, cách thức đó không khuyến khích, mà trái lại, tạo tâm lý dè dặt, không dự tính được của các nhà đầu tư phát triển triển ngành điện, nhất là phát triển các nguồn mới và đường dây truyền tải…
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư phát triển ngành điện lại rất lớn. Theo VIET.SE, nhu cầu đầu tư cho nguồn điện giai đoạn 2021 - 2030 là 120 tỷ USD và đầu tư cho lưới truyền tải là 15 tỷ USD.
Tâm trạng xã hội và quan điểm chính sách về giá điện như hiện nay không còn phù hợp cho giai đoạn tiếp theo đây. Bởi vì, thế hệ các nhà máy phát điện sắp tới đây sẽ có chi phí đầu tư cao hơn với các nguồn điện đắt hơn và kém ổn định hơn. Thêm vào đó, chi phí truyền tải điện cũng sẽ phải điều chỉnh tăng lên. Như vậy, giá điện có thể buộc phải điều chỉnh tăng với biên độ cao hơn, thường xuyên hơn so với hiện nay.
Xét về nguồn, EVN và các đơn vị thành viên chỉ kiểm soát chưa đầy 50%. Việc đầu tư phát triển ngành điện nói chung và phát triển nguồn điện nói riêng chắc chắn phải huy động ngày càng nhiều sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân. Vì vậy, tỷ trọng và vai trò của EVN trong phát điện sẽ ngày càng giảm, thị trường phát điện sẽ ngày càng cạnh tranh hơn.
Thực tế cung ứng điện thời gian qua cho thấy, việc tiếp tục giao EVN - một doanh nghiệp nhà nước, có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế - không còn phù hợp. Cơ chế nói trên đã tới hạn và nếu tiếp tục duy trì, thì vừa làm suy yếu EVN, vừa gây thêm thiếu hụt và bất ổn trong cung ứng điện cho nền kinh tế.
Vậy theo ông, cần giải pháp gì để nhanh chóng khắc phục những bất cập đó?
Theo tôi, trước hết, cần tăng cường công tác truyền thông một cách lành mạnh, phản ánh khách quan các mặt được và chưa được trong phát triển ngành điện và vận hành hệ thống điện cho đến nay. Nhất là cần truyền thông về khả năng giá điện sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Thứ hai, nới rộng khung giá bán lẻ điện bình quân, cho phép Bộ Công thương, EVN chủ động hơn trong điều chỉnh giá bán lẻ linh hoạt theo kịp biến động của thị trường.
Thứ ba, giảm, tiến tới xóa bỏ bù chéo về giá bán lẻ điện, thực hiện một mức giá bán lẻ đối với hộ tiêu dùng sinh hoạt và một mức giá bán lẻ đối với sản xuất - kinh doanh, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Thứ tư, xem xét, huy động tối đa công suất điện mặt trời, điện gió đã lắp đặt theo nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, bên mua điện, Nhà nước và người tiêu dùng điện vì sự phát triển chung của đất nước.
Thứ năm, đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy điện mới, nhất là các nhà máy đã có trong Quy hoạch Điện VII, đã bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Thứ sáu, đẩy nhanh và sớm vận hành thị trường điện bán buôn và bán lẻ cạnh tranh.
Theo Báo Đầu tư

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map