Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
 - cờ bạc cờ bạc

Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:45 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

app cờ bạc online

PTC3 – Bình tĩnh nghĩ và bình tĩnh làm

10/10/2023
Trong trường hợp không có biến động xấu về thời tiết gây ra đột biến trong sử dụng điện thì năm 2024 không gặp khó khăn trong cung cấp điện. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp điện cho năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải tăng cường huy động các nguồn điện sẵn có để bổ sung cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời, khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện.
 Truyền tải Điện Bình Thuận tập trung nhân lực kiểm tra, giám sát kỹ từng khâu đấu nối kỹ từ các nhà máy NLTT lên lưới điện truyền tải tại trạm biến áp 500kV Vĩnh Tân. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Là đơn vị quản lý lưới điện truyền tải nằm ở khu vực trung tâm của năng lượng tái tạo (NLTT) của cả nước, vì vậy, ngoài cái khó trong công tác vận hành lưới điện truyền tải có sự tham gia của năng lượng tái tạo, Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) còn phải tập trung nhân lực cho việc thực hiện đấu nối các công trình NLTT.
“Trung tâm” của khó khăn
Từ năm 2019, tốc độ phát triển nhanh của nguồn NLTT tại 5 tỉnh duyên hải Nam miền Trung và 4 tỉnh Tây Nguyên đã gây áp lực rất lớn đối với việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện truyền tải do PTC3 quản lý vận hành. Điều đó đặt ra bài toán đầy thách thức trong việc bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện đối với PTC3. 
Cùng với việc công tác quản lý vận hành, Công ty Truyền tải điện 3 PTC3 được giao nhiệm vụ đấu nối các nhà máy NLTT lên lưới điện truyền tải. Để các Nhà máy NLTT sớm đưa vào vận hành, PTC3 đã tập trung nhân lực trong việc tham gia phối hợp, giám sát, kiểm tra tại công trường; phối hợp, hỗ trợ tích cực cho các chủ đầu tư để đấu nối với lưới truyền tải, như: Hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục kịp thời về kỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công phần tử đấu nối để đảm bảo tiến độ đóng điện, nghiệm thu điểm đấu nối và đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải…
Do hầu hết các Nhà máy điện NLTT có thời gian lập hồ sơ thiết kế ngắn nên các bản vẽ thi công phần điện chưa phù hợp, vì vậy, PTC3 phải phối hợp với các Chủ đầu tư để sửa đổi, hiệu chỉnh phù hợp với lưới điện hiện hữu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, tiến độ đóng điện và hòa lưới điện truyền tải. Công tác đấu nối liên quan đến thiết bị đang vận hành gặp nhiều khó khăn do phải kết nối với hệ thống điều kiển, rơ le bảo vệ, mạch nhị thứ hiện hữu phức tạp, các đơn vị quản lý vận hành của PTC3 đã tập trung thời gian và nhân lực để giám sát kỹ từng khâu đấu nối nhất - nhị thứ, cấu hình và thử nghiệm từng logic điều khiển, từng chức năng của rơ le bảo vệ, trực tiếp tham gia chứng kiến thử nghiệm tổng mạch hệ thống rơ le bảo vệ kết nối hệ thống hiện hữu. Vì vậy, các nhà máy NLTT đấu nối đóng điện không có sự cố trong quá trình thực hiện.
Trạm biến áp 220kV Ninh Phước. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Theo số liệu của EVN, hiện nay, lưới điện PTC3 đang kết nối với 58 Nhà máy Điện mặt trời, Điện gió, theo đó: Khánh Hòa: 2, Phú Yên: 4, Bình Định: 4, Gia Lai: 9, Đắk Lắk: 12, Ninh Thuận: 19, Đắk Nông: 5 và  Bình Thuận: 3. 
Trong đó, số nhà máy đấu nối chuyển tiếp vào lưới truyền tải là 20 nhà máy; số nhà máy đấu nối vào thanh cái trạm biến áp truyền tải là 10 nhà máy; số nhà máy đấu nối vào thanh cái nhà máy NLTT khác là 28 nhà máy; số nhà máy điện gió là 23 nhà máy và số nhà máy điện mặt trời là 35 nhà máy.
Ngoài ra, có khoảng 38 nhà máy nhiệt điện, thủy điện, sinh khối, điện mặt trời, điện gió khác đấu nối vào lưới điện của PTC3 từ cấp điện áp 22kV đến 500kV (bao gồm các đơn vị ngoài tham gia đấu nối vào vị trí thuộc lưới của các Tổng Công ty điện lực nhưng điểm cuối đường dây đấu nối vào ngăn lộ của trạm biến áp PTC3) với tổng công suất đặt của điện mặt trời là 3452.92 MW (35 nhà máy) và tổng công suất đặt của điện gió là 2154.2 MW (23 nhà máy). Công suất này là tổng công suất đặt các nhà máy điện (tính cả các tổ máy chưa COD) đấu nối vào lưới PTC3 (không bao gồm các nhà máy điện mặt trời, điện gió đấu nối vào lưới điện cấp 110kV trở xuống).
Theo giá điện bán lẻ hiện hành thì EVN đang phải mua điện gió trên bờ với giá FIT là 1.928 đồng/kWh (tương đương 8,5 UScent/kWh - theo QĐ 39/2018/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ); giá mua điện mặt trời nổi là 1.783 đồng/kWh (tương đương 7,69 UScent/kWh); dự án điện mặt trời mặt đất là 1.644 đồng/kWh (tương đương 7,09 UScent/kWh) và hệ thống điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 UScent/kWh). Hiện nay, gần một nửa số công suất điện than là từ các nhà máy điện ngoài EVN sử dụng than nhập khẩu, trong khi đó, giá than của năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao hơn NLTT, vì vậy, việc PTC3 tập trung thực hiện nhiệm vụ đấu nối các nhà máy NLTT lên lưới điện truyền tải vừa góp phần tăng công suất cho hệ thống điện, vừa phát điện bằng than với giá cao.
Nỗ lực vượt bậc
Công nhân Truyền tải Điện Ninh Thuận sử dụng thiết bị Flycam kiểm tra nhiệt độ các điểm đấu nối tại trạm biến áp 220kV Ninh Phước. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Ngoài việc trao đổi thông tin qua email, đơn vị quản lý vận hành của PTC3 lập nhóm zalo kết nối trực vận hành, lãnh đạo nhà máy và lãnh đạo Truyền tải điện, Phòng Kỹ thuật, Đội Truyền tải điện. Các thông tin liên quan đến tình trạng đầy, quá tải, thao tác cắt điện/cô lập/đóng điện đường dây, văn bản, phiếu đăng ký cắt điện, phiếu thao tác, … liên quan đến vận hành sẽ được chuyển lên nhóm zalo để kịp thời thông tin và phối hợp xử lý.
Tối thiểu, mỗi năm hai lần, đơn vị quản lý vận hành của PTC3 chủ động tổ chức buổi làm việc trực tiếp với từng Nhà máy liên quan đến điểm đấu nối về công tác xử lý tồn tại, việc chấp hành các quy định kỹ thuật vận hành lưới điện của EVN, EVNNPT, PTC3; đánh giá công tác phối hợp vận hành giữa các bên trong thời gian qua, đề xuất phương hướng cho thời gian tới.
PTC3 thường xuyên thực hiện rà soát, hiệu chỉnh và bổ sung các nội dung chưa phù hợp/ hoặc còn thiếu cần bổ sung (thay đổi phạm vi đấu nối, thay đổi Chủ đầu tư, thay đổi đầu mối liên lạc…).
Do tốc độ phát triển nhanh của các nguồn điện mặt trời trong thời gian ngắn đã làm cho một số đường dây 220kV, máy biến áp 220kV không chỉ tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai và Đắk Lắk vận hành ở tình trạng đầy tải, PTC3 đã chủ động tính toán, thay đổi phương thức vận hành và phối hợp với các nhà máy NLTT, các đơn vị Truyền tải điện và các đơn vị điều độ để đảm bảo tối ưu giải toả nguồn điện.
Công nhân Công ty Truyền tải điện 3 lắp đặt Camera giám sát nhiệt độ thiết bị, các điểm đấu nối tại Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Mặc dù, PTC3 đang thực hiện trạm biến áp không người trực nhưng để vận hành an toàn, ổn định, buổi sáng và buổi chiều hàng ngày, các trạm biến áp đều phải thực hiện thao tác đóng cắt thiết bị, do vậy, vẫn phải có người để giám sát kết quả thao tác thiết bị.
Dự báo trong năm 2023, điện thương phẩm giao xuống giảm vì NLTT vào nhiều, ban ngày là điện mặt trời và ban đêm là điện gió phát huy hiệu suất hoạt động. Sản lượng điện của nguồn NLTT đấu nối lưới phân phối ngoài việc cung cấp điện cho 09 Công ty Điện lực đã phát ngược lên lưới điện truyền tải qua các máy biến áp 220kV của PTC3. Như vậy, lưới điện truyền tải ngoài việc nhận điện từ hệ thống 500kV và 220kV từ các nhà máy điện (NMĐ) trong khu vực cung cấp cho phụ tải, còn tiếp nhận sản lượng lớn phát ngược từ lưới điện phân phối qua các MBA 220kV hòa vào lưới điện Quốc gia. Do vậy, tổng sản lượng điện thương phẩm của PTC3 thấp, dẫn đến tổn thất điện năng tính trên sản lượng điện thương phẩm sẽ bị tăng cao.
Trạm biến áp 220kV Tháp Chàm truyền tải công suất các nhà máy NLTT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận lên lưới điện Quốc gia. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Để bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tục, hàng năm cần phải bố trí lịch cắt điện các đường dây, máy biến áp, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, thí nghiệm định kỳ thiết bị, trong năm 2021, Công ty truyền tải điện 3 đã phải bố trí hàng trăm lần cắt điện để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vào ban đêm để ưu tiên giải tỏa công suất từ các nguồn điện mặt trời. Việc này đã ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân khi làm việc ban đêm, trái với giờ sinh học. Hơn nữa, với địa hình hành lang phức tạp, tiềm ẩn rất cao nguy cơ xảy tai nạn lao động, đặc biệt là làm việc trên cao; tăng số nhân lực để bù lại hiệu suất công việc giảm; chất lượng công việc giảm vì không đủ ánh sáng để thực hiện bố trí sơ đồ, lắp đặt dụng cụ, di chuyển trên cao, khó quan sát, khó kiểm soát và khó phát hiện kịp thời khi có bất thường xảy ra; tăng chi phí quản lý vận hành do khảo sát hiện trường làm đêm, cần máy phát điện di động, hệ thống chiếu sáng tại các vị trí làm việc; thực hiện các biện pháp an toàn cũng có nhiều hạn chế trong quá trình giám sát thi công, giám sát các thiết bị chịu lực như: puly, lực kế, dây cáp, tời máy, kẹp căng dây,...; kiểm soát an toàn tại các khoảng cột có giao chéo với đường dây trung thế, hạ thế và đường giao thông lúc trời tối.
Cuộc sống luôn đặt ra cho con người bao thách thức lớn nhỏ nên dù muốn hay không, những người làm công tác truyền tải của PTC3 chẳng dễ buông bỏ những lo toan. Hành trang của họ luôn mang chứa bộn bề công việc, vì vậy, nếu muốn sống như không thể mất thì phải xốc lại tinh thần, bình tĩnh nghĩ và bình tĩnh làm.
Trưởng thành từ một đơn vị truyền tải “không lưới”, thì đối với người lao động của PTC3, trong bất kể nhiệm vụ nào được giao đều không có gì là bất thường, đi qua mùa Đông sẽ tới mùa Xuân. Sự giá lạnh sẽ nhường chỗ cho ấm áp tươi non.
Theo Trang tin điện tử Ngành điện 

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map