Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
 - cờ bạc cờ bạc

Thứ tư, 04/12/2024 | 00:22 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin thị trường điện

Tỷ lệ tiếp cận nguồn năng lượng cơ bản toàn cầu lần đầu tiên đảo chiều trong thập niên qua

20/06/2024
Khoảng cách trong tiếp cận năng lượng toàn cầu giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới ngày càng gia tăng khi mà tăng trưởng dân số làm nhu cầu sử dụng năng lượng tăng vọt.
Khoảng cách trong tiếp cận năng lượng toàn cầu giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới ngày càng gia tăng khi mà tăng trưởng dân số làm nhu cầu sử dụng năng lượng tăng vọt. Theo tính toán, năm 2022 trên thế giới vẫn còn khoảng 685 triệu người đang sống trong điều kiện chưa có điện lưới, 2.1 tỷ người vẫn tiếp tục đun nấu bằng các nguồn năng lượng truyền thống thô sơ.
Mới đây, Báo cáo được công bố bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA), Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD), Ngân hàng thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy Mục tiêu số 7 về Phát triển Bền vững trong lĩnh vực năng lượng của Liên hợp quốc (SDG 7) khó có thể hoàn thành trước năm 2030.
SDG 7 là mục tiêu nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy và với chi phí hợp lý cho người dân trên toàn thế giới, trong đó bao gồm tăng tỷ lệ tiếp cận điện năng và các nguồn năng lượng sạch phục vụ đun nấu, sinh hoạt, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong biểu đồ năng lượng nói chung.
Nếu đạt được mục tiêu kể trên, người dân sẽ được bảo vệ trước các rủi ro về môi trường và y tế như ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Trong Báo cáo rà soát quá trình triển khai Mục tiêu số 7, quan điểm của các cơ quan thống nhất cho rằng những nỗ lực trong thời gian qua trên phạm vi toàn cầu là chưa đủ để hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn đề ra, mặc dù đã có những bước tiến cụ thể, trong đó có gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện. 
Sự phát triển của năng lượng tái tạo đã đạt được những bước tiến tích cực, góp phần giải quyết nhu cầu cho người dân, nhất là ở nhiều vùng nông thôn tại một số quốc gia, nơi mà ước tính cứ 10 người dân, có tới 8 người phải sống trong cảnh không có điện.
Tuy nhiên, đầu tư năng lượng tái tạo toàn cầu được phân bổ không đều. Tới 80% tổng mức đầu tư cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo chủ yếu tập trung ở khoảng 30 quốc gia. Điều đó có nghĩa rằng ở đa số các nước có mức đầu tư cho năng lượng tái tạo còn thấp.
Sống trong cảnh thiếu nguồn năng lượng sạch, phải sử dụng các nguồn năng lượng thô sơ độc hại trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh được cho là có tác động tiêu cực lên sức khỏe, môi trường và sự bình đẳng giới tính. Các biện pháp đun nấu truyền thống, sử dụng than, củi, rác, sinh khối làm tăng thời gian thu gom và đun nấu lên bình quân khoảng 40 giờ/tuần. Điều này gây khó khăn cho phụ nữ, không thể có thời gian tham gia vào các công việc khác nhằm phát triển bản thân, kinh tế gia đình và nuôi dạy con cái.
Trong những năm qua, mặc dù các quốc gia có nhiều nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo, với mức tăng trưởng năm sau so với cùng kỳ năm trước khoảng 6%, bình quân tỷ trọng năng lượng tái tạo trong biểu đồ tiêu thụ năng lượng toàn cầu năm 2023 mới chỉ đạt 28,2%.
Trong 2 năm trở lại đây, các nước đang phát triển có nhiều nỗ lực đầu tư vào phát triển năng lượng sạch, với tổng mức đầu tư đạt khoảng 15 tỷ USD/năm, tăng trưởng xấp xỉ 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu so với mức đầu tư 28,5 tỷ USD của năm 2016, thì mức đầu tư hiện nay của các quốc gia chỉ bằng hơn một nửa năm 2016.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, để có thể đạt SDG 7, thế giới cần thúc đẩy hơn nữa đầu tư nhằm tăng tỷ lệ tiếp cận điện năng, nhất là phát triển các dự án năng lượng ở các nước có nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Cộng đồng quốc tế cần nhanh chóng thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng năng lượng tái tạo và các công nghệ năng lượng bền vững. Chuyển đổi sớm sang sử dụng năng lượng sạch là vấn đề cấp bách góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân trên toàn cầu.

 Việt Phương tổng hợp
 (Nguồn: https://www.iea.org/news/
https://www.worldbank.org/
https://unstats.un.org/UNSD)

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
Baidu
map