Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4 cùng Lãnh đạo các phòng, các đơn vị trực thuộc.
Toàn cảnh Hội thảo. Điển hình với lưới điện TTĐ miền Đông 2 quản lý đi qua 03 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh với quy mô 27 tuyến đường dây (trong đó có 7 tuyến đường dây 500kV và 20 tuyến đường dây 220kV); Tổng chiều dài đường dây 500kV là 541,87 Km; đường dây 220kV là 838,17 km, địa hình đồi núi, kênh rạch, rừng phòng hộ... do đó việc kiểm tra định ký các tuyến đường dây gặp rất nhiều khó khăn. Với quyết tâm của hệ thống chính trị, tập thể CBCNV TTĐ miền Đông 2 quyết tâm cần phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Trong thời gian vừa qua, TTĐ miền Đông 2 đã đi đầu và tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng như nhân rộng giải pháp sử dụng thiết bị bay tự động vào quản lý vận hành là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích to lớn trong quản lý vận hành đường dây tải điện.
Cụ thể, việc ứng dụng bay UAV tự động mang đến nhiều lợi ích như hình ảnh chi tiết, dễ dàng đánh giá các khiếm khuyết của phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét, cây cao vi phạm hành lang; giảm khối lượng công việc cho nhân công, nâng cao hiệu quả khi thực hiện công tác kiểm tra. TTĐ miền Đông 2 đã chọn Đội Truyền tải điện Bù Đăng để triển khai thí điểm ứng dụng UAV tự động trong quản lý vận hành đường dây. Sau hơn 1 tháng, Đội TTĐ Bù Đăng đã hoàn tất tạo đường bay và bay tự động các hạng mục kiểm tra 305/305 khoảng cột các đường dây của đội.
Ông Bùi Văn Hoàng - Giám đốc Truyền tải điện miền Đông 2 chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng UAV tại hội thảo.So sánh bước đầu, việc sử dụng UAV chỉ cần tốn 48 công để thực hiện kiểm tra hết 305 khoảng trụ trên, trong khi kiểm tra truyền thống cần đến 92,8 công để hoàn tất. So với UAV thủ công, nếu sử dụng sử dụng 3 UAV tự động chỉ cần 7,3 ngày để hoàn tất việc kiểm tra, còn đối với 3 UAV bay thủ công thì cần đến 22 ngày. Tính đến nay TTĐ.MĐ2 có 05 đội Truyền tải điện với tổng 1969 vị trí cột, trong đó có 4/5 đội Truyền tải điện với 1419/550 vị trí cột đã thực hiện bay kiểm tra đường dây.
Cuối tháng 3/2023, TTĐ miền Đông 2 đã tổ chức tập huấn sử dụng thiết bị bay UAV cho tất cả các đội truyền tải trực thuộc. Đến giữa tháng 4/2023, mỗi đội đường dây có ít nhất 2 nhóm bay thành thạo. TTĐ miền Đông 2 cũng đặt mục tiêu thiết lập đường bay tự động bằng trạm Cors (RTK) cho tất cả đường dây đơn vị quản lý hoàn thành trước 18/06/2023.
Ông Đinh Tiến Dũng - Tổ công nghệ đội Truyền tải điện Bù Đăng nêu một số hạn chế trong quá trình ứng dụng UAV.
Ông Châu Sóc Kha - Phó Giám đốc Truyền tải điện miền Tây 3 nêu một số ý kiến trong quá trình thiết lập ứng dụng UAV.Tại hội thảo, ông Bùi Văn Hoàng – Giám đốc TTĐ miền Đông 2 chia sẻ một số minh nghiệm việc ứng dụng UAV cũng gặp một số khó khăn, trở ngại. Trở ngại nhất là không thể bay UAV khi trời mưa, bão. Bên cạnh đó, trong quá trình bay, thiết bị có nguy cơ bị va chạm với chim trời hoặc bắn hạ do người dân, trẻ em tại khu vực dân cư sinh sống. Tầm điều khiển của UAV bị hạn chế ở khu vực đồi núi, thung lũng, vườn cây, có vật cản sóng (có khi chỉ đạt bán kính 500m) gây giảm hiệu quả khi bay kiểm tra đường dây và đặc biệt không thể thực hiện kiểm tra bằng thiết bị bay UAV đối với các khu vực bị cấm bay như: khu quân sự, khu vực không có sóng hoặc sóng yếu, khu vực vùng biên giới .
Trong thời gian tới, TTĐ miền Đông 2 sẽ tiếp tục tổ chức huấn luyện, đào tạo thêm các thành viên bay UAV; thường xuyên thực hành nâng cao kỹ năng, đúc kết kinh nghiệm bay; áp dụng UAV vào công tác chuyên đề khi cần thiết như khảo sát, kiểm tra sự cố, kiểm tra sứ, tiếp địa đầu cột; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu lập mô phỏng 3D địa hình hành lang, đánh giá các khoảng cách trên hành lang; triển khai sử dụng UAV để bay tự động kiểm tra thiết bị, đo nhiệt độ mối nối trong trạm biến áp.
Phát biểu tại Hội thảo ông Nguyễn Văn Bảy nêu rõ sự cần thiết của việc đưa KHCN vào lĩnh vực tuyền tải điện; Các cấp lãnh đạo cần triển khai một cách quyết liệt hơn các chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Tổng công ty, của Công ty về ứng dụng UAV trong công tác quản lý vận hành, lập lộ trình bay tự động cho các Truyền tải điện khu vực, nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng vận hành lưới điện, thường xuyên thực hành để nâng cao kỹ năng xử lý trong công nghệ; đúc kết kinh nghiệm bay, an toàn bay; hoàn thiện quy trình vận hành, lập hồ sơ quản lý, bảo dưỡng, kiểm định UAV theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu lập mô phỏng 3D địa hình hành lang, đánh giá các khoảng cách trên hành lang, sử dụng UAV để bay tự động kiểm tra thiết bị, đo nhiệt độ mối nối trong trạm biến áp. Phấn đấu từ nay đến cuối năm thực hiện bay kiểm tra hoàn tất các tuyến đường dây bằng thiết bị UAV ở chế độ bay tự động trên toàn lưới điện thuộc khu vực Công ty quản lý.
Thông qua các ý kiến tại Hội thảo cho thấy các đại biểu đã hiểu hơn về công nghệ UAV và rất quan tâm đến những vấn đề liên quan như công tác đào tạo, công tác an toàn, vấn đề pháp lý và những vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ UAV đối với công tác kiểm tra đường dây, qua đó đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, góp phần cung cấp điện ổn định, liên tục cho sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân./.
Ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4 phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.Các đại biểu tham dự Hội thảo quan sát bay UAV thực hành tại hiện trường. Tổ công nghệ Đội Truyền tải điện Bù Đăng thực hiện biểu diễn bay UAV Matric 300 RTK tại hiện trường. Ông Bùi Văn Hoàng- Giám đốc Truyền tải điện miền Đông 2 hướng dẫn sử dụng Matric 300 RTK cho việc đốt Diều hoặc vật bay bất kỳ. Biểu diễn tình huống bay UAV Matric 300 RTK để đốt Diều vướng trên đường dây. Theo EVNNPT