Trong mục 2 tiêu đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế đến 2030 và netzero đến 2050, Việt Nam sẽ cần đưa vào 40GW nguồn điện tái tạo (gió, mặt trời) cùng 36GW điện khí.
Tuy nhiên hiện nay các dự án điện khí đều bế tắc gây quan ngại về việc đảm bảo 2 mục tiêu trên.
Từ những năm 2018 đã có những dự án điện khí LNG được chấp thuận chủ trương đầu tư, đến nay đã có 12/15 dự án đã lựa chọn chủ đầu tư nhưng vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân là do thiếu cơ sở pháp luật để ban hành các cơ chế bảo đảm của Nhà nước để thực hiện đầu tư.
Việc xây dựng và ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy đầu tư các dự án điện khí. Thêm nữa, luật cũng sẽ được sửa đổi, bổ sung quy định về các yếu tố mới đối với hoạt động điện lực trong nước như mua bán điện trực tiếp, điện mặt trời tự sản tự tiêu, giá điện 2 thành phần…; đồng thời, xem xét, cân nhắc về các xu hướng phát triển nguồn điện trên thế giới.
Với tính cấp bách của các quy định về điện lực, Chính phủ đề xuất luật sẽ được cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội tới đây.
Theo Truyền hình Quốc hội