Tham dự Hội thảo có ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam; TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam; cùng đại diện Petrovietnam, EVN, TKV; đại diện các cơ quan Trung ương, Bộ, ngành, địa phương liên quan và các chuyên gia.
Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Viết Ngãi cho biết, theo quan điểm của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, các dự án trong Quy hoạch điện VIII cần được tổ chức đấu thầu, cần có cơ quan lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ gồm có: tên, địa điểm dự án, vốn, năng lực, tiến độ, kinh nghiệm. Quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh có nhiều dự án đến nay hoặc chưa làm, hoặc còn dở dang. Nếu không có cơ chế chính sách đặc biệt, các dự án này còn kéo dài ảnh hướng đến sự phát triển năng lượng và suy giảm an ninh năng lượng.
Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo.
Theo ông Ngãi, với ngành Dầu khí, thách thức lớn khi các mỏ dầu khí hiện hữu đang suy giảm nhanh sản lượng, còn công tác khảo sát thăm dò các mỏ mới gặp nhiều khó khăn. Cùng lúc, Petrovietnam đang cần thực hiện các công tác chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ngành Dầu khí có tiềm năng lớn phát triển hạ tầng điện gió ngoài khơi, mở ra lĩnh vực mới hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo.
Với ngành than, công tác khai thác ngày càng khó khăn khi khai thác hầm lò ngày càng phải xuống sâu, đi xa, giá thành tăng cao, trong khi công tác đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ luôn đòi hỏi giảm thiểu rủi ro sự cố.
“Trong Hội thảo hôm nay, đại diện các tập đoàn nhà nước cũng như tư nhân cần tập trung chia sẻ, thảo luận về những thuận lợi cũng như những thách thức nhằm đảm bảo cung cấp đủ các nguồn năng lượng cho đất nước, tăng cường an ninh năng lượng, đồng thời thực hiện phát triển bền vững trong dài hạn”, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhấn mạnh.
Ông Phạm Quang Linh, Phó Ban Kế hoạch EVN trình bày tham luận.
Tham luận tại Hội thảo, ông Phạm Quang Linh, Phó Ban Kế hoạch EVN cho biết, theo nhận định của EVN, với tiến độ triển khai các dự án nguồn điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII hiện nay, việc cung ứng điện trong các năm tới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo đánh giá của EVN, về thủy điện, các dự án lớn đã được đưa vào vận hành, chỉ còn một số dự án quy mô nhỏ đang chờ hoàn thiện; về nhiệt điện khí, Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
dự báo, ngoài dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 và Hiệp Phước 1 với tổng công suất khoảng 2.824 MW thì khả năng hoàn thành các dự án LNG trước năm 2030 là thấp; về điện gió ngoài khơi, Link Đăng Ký, Đăng Nhập KV999 Casino Mới Nhất 2023
đang xây dựng cơ chế phát triển để đạt mục tiêu 6.000 MW vào năm 2030, cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ.
EVN đang phối hợp với các bên liên quan để nghiên cứu các dự án nhập khẩu dự kiến ít nhất 5.000 MW từ Lào vào năm 2030. Đại diện EVN cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện cơ chế chính sách cho các nguồn năng lượng tái tạo. Để đảm bảo an ninh cung ứng điện, EVN đề xuất một số giải pháp như: Tăng cường khả năng vận hành của các nhà máy hiện hữu, đảm bảo nguồn cung nhiên liệu và nâng cấp thiết bị; Đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện, yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt; Xem xét và hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm bảo đảm an ninh điện lực và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo; EVN cam kết tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để có những giải pháp hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của đất nước.
TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam phát biểu tham luận.
Tham luận tại Hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chia sẻ, để hoàn thành và đáp ứng được mục tiêu của Quy hoạch điện VIII là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nói chung và các tập đoàn/tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh vẫn còn những vướng mắc trong cơ chế chính sách, chưa tạo được môi trường thực sự thuận lợi cho việc phát triển các dự án điện.
Để góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, cần phải có những giải pháp cụ thể, lâu dài như: Về khung pháp lý và cơ chế chính sách, cần sửa đổi, bổ sung đồng bộ các luật liên quan như Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án năng lượng, đặc biệt là điện khí LNG và điện gió ngoài khơi; Về đảm bảo cân đối cung cầu, cần phát triển thị trường điện đồng bộ với quy hoạch năng lượng quốc gia, tập trung vào xây dựng hạ tầng như cảng LNG và các nhà máy điện; Về công tác cải thiện quản lý và thực thi, cần cập nhật điều lệ tổ chức và quy chế tài chính cho các tập đoàn Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và thực hiện dự án.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần tham vấn và học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng, chú trọng vào phát triển điện khí LNG và điện gió; cần có cách tiếp cận mới về điện khí LNG, coi đây là phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị năng lượng; từ đó đưa ra những kiến nghị trình Chính phủ xem xét ban hành nghị quyết chuyên đề để hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng, tạo điều kiện thực hiện song song với quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách.
“Hội Dầu khí Việt Nam tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, ngành năng lượng sẽ đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển quốc gia”, TS. Nguyễn Quốc Thập khẳng định.
Sau khi kết thúc Hội thảo, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam sẽ đúc rút, tổng kết những vấn đề, ý kiến, tham luận được nêu để kiến nghị lên các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, các địa phương liên quan để sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngành năng lượng hoàn thành nhiệm vụ và kinh doanh có lợi nhuận, từ đó, đẩy nhanh triển khai Quy hoạch điện VIII, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng bền vững.
Theo Petrotimes